Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm):
Cảm nhận về chữ “sang” trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh?
Câu 2 (3,0 điểm:
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng năm 1946 Bác có viết: " Một năm khởi nguồn từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"
Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu nói của Bác.
Câu 3 (5,0 điểm):
Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" (Trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm): Cảm nhận về chữ “sang” trong bài thơ Tức cảnh Pắc Bó của Hồ Chí Minh? Câu 2 (3,0 điểm: Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng năm 1946 Bác có viết: " Một năm khởi nguồn từ mùa xuân, một đời bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" Em hãy nêu suy nghĩ của mình về câu nói của Bác. Câu 3 (5,0 điểm): Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" (Trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). -------------------HẾT------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1 (2,0 điểm) Phần Yêu cầu kiến thức Điểm *Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát: *Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu ngắn gọn bài thơ và hoàn cảnh sáng tác: Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, đầu năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam Hang Pác Bó đã trở thành nơi sống và hoạt động bí mật của Người. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được Bác viết vào tháng 2 năm ấy. - Cuộc sống và điều kiện làm việc của Bác ở hang Pắc Bó vô cùng khó khăn thiếu thốn nhưng Người xem đây là sự sang trọng. “Sang” nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử cao đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. - Hiểu về cái “sang” ở đây, không phải theo cách nghĩ của các nhà nho ẩn dật “an bần lạc đạo”, mà là “cái sang” của người chiến sĩ cộng sản, tâm hồn lộng gió bốn phương, vô cùng sung sướng, hạnh phúc vì được sống và làm việc cho Đảng mình, cho dân tộc mình. Chữ “sang” cuối bài thơ đã ánh lên một ý chí, một nghị lực phi thường để “gian khổ không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. 0,5 0,75 0,75 Câu 2 (3,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội, có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, biết lựa chọn và sử dụng dẫn chứng phong phú, tiêu biểu, thuyết phục. b. Yêu cầu về kiến thức: Phần Nội dung Điểm a. Mở bài b. Thân bài c. Kết bài - Dẫn dắt vấn đề: Từ thực tế lịch sử dân tộc hoặc từ quy luật của thiên nhiên tạo hoá. - Nêu vấn đề: Quan điểm của Bác về tuổi trẻ: đề cao, ca ngợi vai trò của tuổi trẻ đối với xã hội. 1. Giải thích và chứng minh câu nói của Bác: a/ Một năm khởi đầu từ mùa xuân: - Mùa xuân là mùa chuyển tiếp giữa đông và hè, xét theo thời gian, nó là mùa khởi đầu cho một năm. - Mùa xuân thường gợi lên ý niệm về sức sống, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. b/ Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ: - Tuổi trẻ là quãng đời đẹp nhất của con người, đánh dấu sự trưởng thành của một đời người. - Tuổi trẻ cũng đồng nghĩa với mùa xuân của thiên nhiên tạo hoá, nó gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui, tương lai và hạnh phúc tràn đầy. - Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, tâm hồn và trí tuệ. - Tuổi trẻ là tuổi hăng hái sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ để đạt tới mục đích và ước mơ cao cả, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng, góp phần xây dựng quê hương. c/ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội: Tuổi trẻ của mỗi con người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Vì: - Thế hệ trẻ luôn là sức sống, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. - Trong quá khứ: biết bao tấm gương các vị anh hùng liệt sĩ đã tạo nên cuộc sống và những trang sử hào hùng đầy sức xuân cho dân tộc. - Ngày nay: tuổi trẻ là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. 2. Bổn phận, trách nhiệm của thanh niên, học sinh: - Làm tốt những công việc bình thường, cố gắng học tập và tu dưỡng đạo đức không ngừng. - Phải sống có mục đích cao cả, sống có ý nghĩa, lí tưởng vì dân vì nước. Lí tưởng ấy phải thể hiện ở suy nghĩ, lời nói và những việc làm cụ thể. 3. Mở rộng: - Lên án, phê phán những người để lãng phí tuổi trẻ của mình vào những việc làm vô bổ, vào những thú vui tầm thường, ích kỉ; chưa biết vươn lên trong cuộc sống; không biết phấn đấu, hành động vì xã hội,... - Khẳng định lời nhắc nhở của Bác là rất chân thành và hoàn toàn đúng đắn. - Liên hệ và nêu suy nghĩ của bản thân.... 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 Câu 3 (5,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một tác phẩm văn học có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích hình ảnh thơ để làm nổi bật vấn đề nghị luận, biết bám sát nhận định để xây dựng, triển khai các luận điểm phù hợp. b. Yêu cầu về kiến thức: Phần Nội dung Điểm Mở bài Thân bài Kết bài - Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. - Nêu vấn đề: ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" ("Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi). *Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong:"Chiếu dời đô", "Hịch tướng sĩ" và "Nước Đại Việt ta" là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn. a. Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI (Chiếu dời đô). - Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị: + Thể hiện ở mục đích của việc dời đô. + Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân. - Khí phách của một dân tộc tự cường: + Thống nhất giang sơn về một mối. + Khẳng định tư cách độc lập ngang hàng với phong kiến phương Bắc. + Niềm tin và tương lai bền vững muôn đời của đất nước. b. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế lỉ XIII (Hịch tướng sĩ). - Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc: + Ý chí xả thân cứu nước... - Tinh thần quyết chiến, quyết thắng: + Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ. + Quyết tâm đánh giặc Mông - Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc. c. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (Nước Đại Việt ta). - Nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa", vì dân trừ bạo... - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc: + Có nền văn hiến lâu đời. + Có cương vực lãnh thổ riêng. + Có phong tục tập quán riêng. + Có lịch sử trải qua nhiều triều đại. + Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt. - Tất cả tạo nên tầm vóc và sức mạnh Đại Việt để đánh bại mọi âm mưu xâm lược, lập nên bao chiến công oanh liệt... - Khẳng định vấn đề... - Suy nghĩ của bản thân.... 0, 5 1,0 1,5 1,5 0,5
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc