Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2 điểm).

  Cho hai câu văn sau:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong hai câu văn trên. So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa theo quan niệm của nho giáo.

Câu 2 (3 điểm).

Bác Hồ dạy:” Học hỏi là một việc làm phải tiếp tục suốt đời”.

Hãy giải thích ngắn gọn lời dạy trên và chứng minh đó là một quan niệm đúng đắn.

Câu 3 (5 điểm).

Hãy chứng minh rằng: nhiều bài thơ em đã học như “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, “ Khi con tu hú” của Tố Hữu, “ Quê hương” của Tế Hanh,…đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước.

doc 6 trang Huy Khiêm 23/11/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2 điểm).
 Cho hai câu văn sau:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong hai câu văn trên. So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa theo quan niệm của nho giáo.
Câu 2 (3 điểm).
Bác Hồ dạy:” Học hỏi là một việc làm phải tiếp tục suốt đời”.
Hãy giải thích ngắn gọn lời dạy trên và chứng minh đó là một quan niệm đúng đắn.
Câu 3 (5 điểm).
Hãy chứng minh rằng: nhiều bài thơ em đã học như “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, “ Khi con tu hú” của Tố Hữu, “ Quê hương” của Tế Hanh,đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
--- HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học 2014-20150
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Mục đích – Yêu cầu
Điểm
1
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của chi tiết trong văn bản, đánh giá được ý nghĩa, vai trò của chi tiết, hình ảnh đặc sắc hình thành kĩ năng nghị luận văn học.
b. Yêu cầu: 
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và cảm thụ giá trị tư tưởng của tác giả thể hiện trong đoạn văn, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau:
- Nêu được nguyên lí nhân nghĩa là nguyên lí cơ bản, là nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tất cả những nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh nguyên lí này...
- Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo.
 + Yên dân: là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.
 + Điếu phạt:là thương dân trừ bạo đánh kẻ có tội.
- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác thì người dân mà tác giả nói tới là người dân nước Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ bạo tàn chính là giặc Minh cướp nước.
- So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa theo quan niệm của nho giáo: 
 + Với Nguyễn Trãi , nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống quân xâm lược.
+ Theo quan niệm nho giáo, nhân nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa người với người.
=> Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được mở rộng hơn, nó còn là quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa với nho giáo. Điều đó cho ta thấy cuộc kháng chiến đánh giặc Minh là chính nghĩa, phù hợp với lòng dân và Nguyễn Trãi là người có tư tưởng yên dân rất tiến bộ.
0,25
0,5
0, 5
0,5
0,25
2
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng nghị luận về một vấn đề xã hội, hiểu và cảm nhận về vai trò, ý nghĩa của việc học đối với cuộc sống của con người, từ đó xác định trách nhiệm, lối sống của bản thân : cần phải có ý thức trau dồi tri thức bằng việc học.
b. Yêu cầu: 
- Về kĩ năng: học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội giải thích kết hợp với chứng minh, biết sử dụng dẫn chứng để bàn luận vấn đề. Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, thuyết phục.
- Về hình thức: 
 Kiểu bài giải thích kết hợp với chứng minh. Có đầy đủ bố cục ba phần,
- Về nội dung kiến thức: 
Học sinh cần trình bày các ý sau:
1. Giải thích
Học hỏi có ý nghĩa đối với con người, làm giàu trí tuệ cho nhân loại. học hỏi là gì?
- Học hỏi là việc học sinh tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
- Lời dạy bảo của bác có ý nghĩa khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời trong nhà trường và ngoài xx hội.
- Đây là một quan điểm đúng đắn nhất, bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi chúng ta chỉ nhỏ như giọt nước.
- Lời nhận định có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý.
- Mỗi học sinh phải xác định cho mình động cơ học tập vì tổ quốc, vì nhân dân; học để trở thành người lao động mới có khả năng, trình độ để phục vụ đất nước.
1,5
3. Chứng minh
- Học sinh có thể nêu một số dẫn chứng minh họa cho lí lẽ có sức thuyế phục hơn:
- Biển học vô bờ, siêng năng là bến ( Danh ngôn)
- Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống cảu hạnh phuc. ( Ngạn ngữ Gruzia)
- Nhà bác học không có nghĩa là ngứng học (Đác – uyn)
-Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối (Kalinin)
- Liên hệ bản thân, đưa ra lời khuyên.
1
0,5
3
a. Mục đích: Kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu văn bản, phát hiện giá trị của hình ảnh trong văn bản, đánh giá được tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước.; khắc sâu chủ đề văn bản, hình thành kĩ năng nghị luận về tác phẩm thơ.
b. Yêu cầu: 
* Về kĩ năng: học sinh biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật, biết cảm nhận về hình ảnh thể hiện tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước.
, biết lập luận và trình bày thành một văn bản hoàn chỉnh.
0,5
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau:
- Giới thiệu chung:
+ Tình yêu quê hương là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học nước nhà
+ Mục đích sáng tác tác phẩm của các tác giả: tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước..
0,5
- Các tác phẩm ngợi ca tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước của các nhà thơ: Hồ Chí Minh,Tố Hữu, Tế Hanh
 + Trước hết tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh được thể hiện ở cảnh núi rừng trong khi đang hoạt động bí mật ở chiến khu Việt Bắc.Trong một đêm trăng sáng đẹp, người chiến sĩ- nhà thi sĩ đã không cầm lòng nổi trước cảnh sắc thiên nhiên.( phân tích, bình h/a đặc sắc trong bài thơ Cảnh khuya)
 + Bên cạnh đó, tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước còn được thể hiện ở cảnh đồng bằng, ở một làng quê Việt Nam. Đó là tình cảm của một chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong tù được thể hiện qua 6 câu đầu bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu. (phân tích 6 câu thơ đầu).
 + tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước của ác nhà thơ còn được nhà thơ Tế Hanh thể hiện một cách đằm thắm, trong sáng, là nỗi nhớ cảu một người con khi sống xa quê hương..( phân tích, bình sâu những hình ảnh dập trong toàn bài thơ).
 + Đánh giá chung: mỗi một tác phẩm được sáng tác trong một hoàn cảnh riêng, với tình cảm mang dấu ấn cá nhân nhưng đều gặp gỡ nhau ở một điểm chung lớn đó là mạnh cảm xúc bao trùm tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với quê hương, đất nước- một chủ đề lớn trong sánh tác thơ văn
Các tác phẩm có giá trị định hướng, giáo dục tinh thần yêu nước cho nhiều thế hệ người Việt Nam
- Khẳng định vấn đề nghị luận
1
1
1
0,5
0,5
c. Biểu điểm chấm:
* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học. Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề và biết cách bình luận, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được những đoạn hay. 
* Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.
* Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm. Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn mắc lỗi diễn đạt.
* Điểm 2 : Cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 : Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm.
* Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp.
Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm để cho các điểm lẻ còn lại. 

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.doc