Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm): 

 Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:

                                          Ra thế

 Lượm ơi!

và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:

                                          Lượm ơi còn không?

Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.

 

Câu 2 (3,0 điểm: 

Tìm và phân tích tác dụng của  biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

(Trích  Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)

doc 3 trang Huy Khiêm 27/11/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm): 
 Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu ( Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
 Ra thế
 Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
 Lượm ơi còn không?
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.
Câu 2 (3,0 điểm: 
Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau: 
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
(Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)
Câu 3 (5,0 điểm):
 	"Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê..."
 ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
	Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
 THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu 1 (2,0 điểm)
Phần
Yêu cầu kiến thức
Điểm
*Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải viết thành đoạn văn hoặc bài văn ngắn có cấu trúc hoàn chỉnh, bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát:
*Yêu cầu về nội dung:  
- Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào: Ra thế
 Lượm ơi! 
- Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:
 Lượm ơi, còn không? 
- Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả, mãi còn cùng với đất nước, quê hương. 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2 (3,0 điểm)
Phần
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết vận dụng kĩ năng cảm thụ để viết một đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong chương trình.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, có sáng tạo. 
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Xác định được biện pháp tu từ so sánh 
+ So sánh ngang bằng: Như nằm trong giấc mộng :
+ Tác dụng: Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.
- So sánh không ngang bằng : Ấm hơn ngọn lửa hồng 
+ Hình ảnh ngọn lửa mang hai ý nghĩa : nói về ngọn lửa thực và nói đến trái tim yêu thương của Bác. 
+ Tác dụng : Gợi lên hình ảnh Bác lớn lao và vĩ đại . Người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho người chiến sĩ, những người công dân thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày kháng chiến vất vả.
0,5
0,5
0,75
0,5
0,75
Câu 3 (5,0 điểm) 
Phần
Nội dung
Điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn miêu tả sáng tạo có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, thể hiện được năng khiếu quan sát, tưởng tượng, so sánh.
b. Yêu cầu về kiến thức:	
Đây là phần thực hành yêu cầu cao về tính sáng tạo trong nghệ thuật miêu tả. Yêu cầu các em phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề để sáng tạo, vận dụng kỹ năng làm văn tả cảnh để làm bài. Bài làm cần dạt được những yêu cầu chính sau:
1. Giới thiệu được thời gian - không gian cảnh: Buổi trưa ở đồng quê.
2. Biết miêu tả theo một trình tự nhất định.
3. Biết tưởng tượng để có được những hình ảnh đẹp và phù hợp với yêu cầu của đề: vẻ đẹp của luỹ tre làng, của đồng quê...
4. Biết tả cảnh trong thế "động": gió nồm nam đã làm cho khóm tre làng rung lên khúc nhac của đồng quê.
5. Bố cục bài làm chặt chẽ, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, tượng thanh và có sức biểu cảm.
c.Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 4-5: Đáp ứng được những yêu cầu đã nêu. Bài viết có sáng tạo.
- Điểm 2-3: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt, hoặc bố cục chưa thật tương xứng, hoặc văn viết chưa thật lôi cuốn.
- Điểm 0-1: Dưới mức trung bình.
0, 5
Lưu ý: Điểm tối đa cho từng câu là điểm kết hợp cả nội dung và hành văn. Chỉ cho điểm trung bình những câu, những bài đảm bảo nội dung nhưng hành văn mắc nhiều lỗi. Điểm lẻ cho từng câu, từng bài tính đến 0.5 điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.doc