Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (3,5 điểm).
a) Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
b) Triều đình Huế đã phản bội nhân dân và đầu hàng giặc như thế nào qua nội dung hai bản Hiệp ước năm 1883 và 1884?
Câu 2 (2,5 điểm).
"Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" đó là câu nói của ai? Bằng những sự kiện tiêu biểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1858 đến 1873 hãy chứng minh nhận định trên.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (3,5 điểm). a) Nêu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta? b) Triều đình Huế đã phản bội nhân dân và đầu hàng giặc như thế nào qua nội dung hai bản Hiệp ước năm 1883 và 1884? Câu 2 (2,5 điểm). "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" đó là câu nói của ai? Bằng những sự kiện tiêu biểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược trong những năm 1858 đến 1873 hãy chứng minh nhận định trên. Câu 3 (2,0 điểm). Thực dân Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc? Câu 4 (2,0 điểm). Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913? –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (3,5 điểm) a. Nguyên nhân - Giữa thế kỉ XIX các nước TB phương Tây đang trên đà phát triển -> nhu cầu về thị trường, nguyên liệu... - Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực ĐNA đất rộng người đông... trở thành miếng mồi béo bở cho TB nhòm ngó.. Do nhà Nguyễn thực hiện chủ trương cấm đạo giết đạo... b. Nội dung hai bản Hiệp ước * Nội dung Hiệp ước Hac- măng (25/8/1883). - Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung kì, Nam kì là thuộc địa của Pháp. - Cắt Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp, 3 tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì. - Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở Bắc kì có quyền kiểm soát công việc của quan lại... - Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm. Triều đình Nguyễn phải rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì. * Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884): Về căn bản giống như Hiệp ước Hac- măng nhưng Pháp đã trả lại 4 tỉnh (Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cho Trung Kì... 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (2,5 điểm) - Câu nói "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây "là câu nói nổi tiếng của tướng quân Nguyễn Trung Trực trước khi bị giặc đem ra chém. - Ngay khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến nhân dân đã anh dũng chống Pháp: Tại Đà Nẵng nhân dân phối hợp với quan quân triều đình đánh bại âm mưu"đánh nhanh thắng nhanh " của Pháp. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực (1861-1867) ở Hòn Chông- Kiên Giang, nghĩa quân dã nhiều lần tiến công khiến quân Pháp khốn đốn. Tiêu biểu là nghĩa quân đã đốt cháy tàu Et-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông (8/1861). Ngoài ra nghĩa quân còn tích cực hoạt động chống Pháp trên địa bàn Kiên Giang, đến năm 1867 cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa Trương Định (1862-1864) hoạt động trên địa bàn rộng lớn ở khắp Miền Nam. Căn cứ chính của nghĩa quân là ở vùng Tân Hoà (Gò Công) và vùng Tân Phước (trên sông Xoài Rạp). Nghĩa quân đã tập hợp lực lượng tổ chức nhiều trận đánh lớn khiến Pháp thất điên bát đảo. Đến tháng 8/1864 Trương Định hi sinh. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền (1864-1865) trên địa bàn Tây Ninh, nghĩa quân đã nhiều lần phối hợp với người Camphuchia đánh Pháp. Khởi nghĩa của hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (1867-1868) trên địa bàn Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh đã gây cho Pháp nhiều khó khăn và tổn thất. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân (1875) ở Mĩ Tho đã tác động lớn đến tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Ngoài ra còn nhiều cuộc khởi nghĩa khác của nhân dân trên toàn Miền Nam, đặc biệt cuộc đấu tranh của các nhà nho yêu nước, họ đã dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị Trên đây là cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Nam Kì trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp khiến cho thực dân Pháp nhiều phen khốn đốn. Mặc dù những cuộc khởi nghĩa đền lần lượt bị dập tắt nhưng đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta không bao giờ bị dập tắt đúng như câu nói của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ..người Nam đánh Tây". 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Câu 3 (2,0 điểm) * Kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của Pháp: - Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và do nhiều nguồn tin, chủ yếu của bọn gián điệp đội lốt giáo sĩ cung cấp, thực dân Pháp đã nắm được tình hình Bắc Kì. - Từ cuối năm 1872, chúng cho tên lái buôn Đuy- puy vào gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy, hơn 200 quân Pháp do Gác- ni- ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc. - Sáng ngày 20- 11- 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì. 0,5 0,5 0,5 * Quân triều đình đông mà vẫn không thắng giặc vì: - Quân triều đình chủ quan, không có sự chuẩn bị đối phó với quân Pháp. - Triều đình vẫn giữ tư tưởng chủ hòa, muốn thương lượng với Pháp nên yêu cầu quân đội rút lui. 0,25 0,25 Câu 4 (2,0 điểm) - Khởi nghĩa không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương mà xuất phát từ lợi ích sống còn của người nông dân nhằm giữ gìn cuộc sống và đất đai mà họ đã đổ mồ hôi xương máu để khai phá nên được nhân dân đồng cam cộng khổ, đùm bọc 0.5 - Lãnh đạo khởi nghĩa xuất thân từ nông dân, tiêu biểu là thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám mưu trí, dũng cảm, trung thành với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân Lực lượng đông đảo 0.5 - Chủ trương đúng đắn, phương thức tác chiến linh hoạt: kết hợp đấu tranh quân sự với thương lượng, hòa hoãn; vừa chiến đấu, vừa sản xuất, chuẩn bị lực lượng để đánh giặc; chiến thuật du kích, di chuyển linh hoạt, biết tránh chỗ mạnh của địch, kịp thời phân tán để phục kích tiêu hao địch 0.5 - Phong trào Cần vương đang diễn ra rộng khắp, quyết liệt gây tổn thất lớn cho Pháp Pháp gặp khó khăn trong việc bình định, muốn tập trung cho cuộc khai thác thuộc địa nên muốn hòa hoãn. Việc hòa hoãn tạo thời gian và điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân trong việc tập luyện, sắm sửa vũ khí, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. 0.5 _______________________Hết__________________
File đính kèm:
- de_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_20.doc