Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (1,0 điểm):

            Biến dị tổ hợp là gì? Giải thích cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp? Tại sao những cây cảnh trồng bằng hạt có nhiều loại hoa có màu sắc sặc sỡ hơn những cây trồng bằng cành.

Câu 2 (2,0 điểm):

            a. Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết?             

            b. Dựa vào đâu Mooc gan cho rằng ở Ruồi giấm các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh có sự liên kết với nhau? Viết sơ đồ lai, giải thích?

            c.  Ý nghĩa của di truyền liên kết?

Câu 3 (2,0 điểm):

            Tìm điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II? Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân?

Câu 4 (1,5 điểm):

            Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tơcnơ. Hai bệnh này có điểm gì khác nhau?

Câu 5 (1,5 điểm):

            Một gen dài 0,51mm. Trên mạch 1 có A = 35%; G = 25% số nuclêôtit của mạch. Phân tử ARN được tổng hợp từ gen đó có hiệu số % giữa Guanin và Uraxin là 20%; tổng số % giữa Xytôxin và Uraxin là 40%

doc 5 trang Huy Khiêm 15/12/2023 6480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi vòng II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
¾¾¾¾¾¾
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG II
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: SINH HỌC - LỚP 9
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1 (1,0 điểm):
	Biến dị tổ hợp là gì? Giải thích cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp? Tại sao những cây cảnh trồng bằng hạt có nhiều loại hoa có màu sắc sặc sỡ hơn những cây trồng bằng cành.
Câu 2 (2,0 điểm):
	a. Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết? 
	b. Dựa vào đâu Mooc gan cho rằng ở Ruồi giấm các gen qui định màu sắc thân và dạng cánh có sự liên kết với nhau? Viết sơ đồ lai, giải thích?
 	c. Ý nghĩa của di truyền liên kết?
Câu 3 (2,0 điểm):
	Tìm điểm khác nhau cơ bản giữa giảm phân I và giảm phân II? Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân?
Câu 4 (1,5 điểm):
	Nêu các biểu hiện của bệnh Đao và bệnh Tơcnơ. Hai bệnh này có điểm gì khác nhau?
Câu 5 (1,5 điểm):
	Một gen dài 0,51mm. Trên mạch 1 có A = 35%; G = 25% số nuclêôtit của mạch. Phân tử ARN được tổng hợp từ gen đó có hiệu số % giữa Guanin và Uraxin là 20%; tổng số % giữa Xytôxin và Uraxin là 40%
	a. Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên 2 mạch đơn của gen. 
	b. Xác định tỉ lệ % mỗi loại ribônuclêôtit của ARN.
Câu 6 (2,0 điểm):
	Ở người tầm vóc cao, thấp do gen nằm trên NST thường qui định
	- Gia đình 1: Mẹ cao sinh con trai thấp
	- Gia đình 2: Bố mẹ đều thấp sinh con gái đều cao
	a. Hãy biện luận, xác định kiểu gen bố, mẹ, các con trong 2 gia đình trên
	b. Nếu bố mẹ đều cao có sinh con thấp không? Vì sao? 
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾Hết¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG II
Năm học 2012 - 2013 
Môn: Sinh - Lớp 9
Câu 1 (1,0 điểm)
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P
0,25
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp:
- Trong quá trình phát sinh giao tử do có sự phân li độc lập, tổ hợp tự do, sự bắt cặp, trao đổi đoạn ® hoán vị gen của các NST khác nguồn gốc trong cùng cặp tương đồng ® tạo ra nhiều kiểu tổ hợp NST khác nguồn gốc ở giao tử ® tạo ra nhiều kiểu giao tử.
- Trong thụ tinh: có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử trên ® tạo ra nhiều kiểu hợp tử có tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
0,5
Những cây cảnh trồng bằng hạt hoa có màu sắc sặc sỡ hơn những cây trồng bằng cành vì:
- Hạt là kết quả của quá trình sinh sản hữu tính: có trải qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ® Biến dị tổ hợp phong phú hơn ® Xuất hiện nhiều tính trạng khác bố mẹ.
- Trồng bằng cành: là hình thức sinh sản sinh dưỡng; cơ thể mới được tạo thành nhờ cơ chế nguyên phân ® Bộ gen của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho các tế bào con ® Biến dị thường kém phong phú.
0,25
Câu 2 (2,0 điểm): 
a. Điểm khác nhau giữa kết quả lai phân tích 2 cặp gen xác định 2 cặp tính trạng trong hai trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết 
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
- 2 cặp gen tồn tại trên 2 cặp NST khác nhau
- 2 cặp gen tồn tại trên cùng một cặp NST
0,25
- Các cặp gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Khi giảm phân F1 tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau
- Các cặp gen di truyền phụ thuộc vào nhau. Khi giảm phân F1 tạo ra 2 loại giao tử tỷ lệ bằng nhau
0,25
- Kết quả phép lai phân tích tạo ra 4 kiểu gen với 4 kiểu hình có tỉ lệ phân li 1:1:1:1
- Kết quả phép lai phân tích tạo ra 2 kiểu gen với 2 kiểu hình có tỉ lệ phân li 1:1
0,25
b. Dựa vào kết quả phép lai phân tích giữa Ruồi giấm đực F1 thân xám, cánh dài với Ruồi cái thân đen, cánh cụt
- Vì kết quả phép lai cho tỷ lệ kiểu hình là 1: 1, mà Ruồi cái thân đen, cánh cụt cho 1 loại giao tử ® Chứng tỏ Ruồi đực F1 cho 2 loại giao tử.
- Nếu theo Men Đen các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do thì Ruồi đực F1 sẽ cho ra 4 loại giao tử nhưng Ruồi đực F1 chỉ cho 2 loại giao tử ® Chứng tỏ có sự liên kết gen, tức là các gen qui định màu sắc thân và hình dạng cánh nằm trên cùng 1 NST cho nên chúng liên kết với nhau và luôn di truyền cùng nhau.
0,5
 SĐL: P : Xám dài X Đen cụt 
 Gp BV bv 
 F1 ( Thân xám, cánh dài) 
Cho Ruồi đực F1 lai phân tích : ♂ (xám, dài) X ♀ (đen, cụt) 
 GF1 BV, bv bv 
 FB ; (1 xám dài: 1 đen, cụt)
0,5
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết: 
- Hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp. Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui định bởi các gen cùng nằm trên một NST. Nhờ di truyền liên kết mà trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau 
0,25
Câu 3 (2,0 điểm):
Giảm phân I
Giảm phân II
- Xảy ra nhân đôi NST ở kỳ trung gian I
- Không xảy ra nhân đôi NST 
0,2
- Xảy ra tiếp hợp NST ở kỳ đầu I và chúng có thể bắt chéo với nhau.
- Không xảy ra tiếp hợp NST 
0,2
- Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kỳ giữa I
- Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc ở kỳ giữa II
0,2
- Các NST kép không tách tâm động ở kỳ sau
- Các NST kép tách tâm động ở kỳ sau II
0,2
- Kết thúc kỳ cuối I, mỗi tế bào con có n NST ở trạng thái kép
- Kết thúc kỳ cuối II, mỗi tế bào con có n NST ở trạng thái đơn
0,2
Ý nghĩa sinh học của quá trình giảm phân:
- Là quá trình phát sinh giao tử có bộ đơn bội n, để khi thụ tinh sẽ phục hồi bộ NST lưỡng bội 2n duy trì ổn định bộ NST của loài.
0,25
- Do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của các NST đồng dạng trong quá trình giảm phân đã tạo ra tính đa dạng cho giao tử, là nguyên nhân làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp khi thụ tinh.
0,25
- Do cơ chế trao đổi chéo xảy ra ở kì trước lần phân bào thứ nhất cũng làm tăng tính đa dạng cho giao tử, nhờ vậy cũng làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp ở thế hệ sau, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc, tạo nên tính đa dạng và thích nghi cho sinh vật.
0,25
- Nhờ giảm phân, các đột biến đi vào giao tử (đột biến sinh dục), sau đó nhờ thụ tinh các đột biến được phát tán trong quần thể và trở thành nguồn nguyên liệu thứ cấp, cung cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên.
0,25
Câu 4 (1,5 điểm):
- Biểu hiện của bệnh Đao: Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Về sinh lí bị si đần bẩm sinh và không có con.
0,5
- Biểu hiện của bệnh nhân Tơcnơ: Bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển thường chết sớm. Chỉ khoảng 2% số người bị bệnh sống tới tuổi trưởng thành nhưng lại không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.
0,5
- Điểm khác nhau:
0,5
Bệnh Đao
Bệnh Tơcnơ
Xảy ra cả ở nam và nữ
Chỉ xảy ra ở nữ
Là thể dị bội ở cặp NST thường (cặp số 21)
Là thể dị bội ở cặp NST giới tính (cặp số 23)
Là thể 3 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n + 1 = 47 (thừa 1 NST số 21)
Là thể 1 nhiễm, tế bào sinh dưỡng có bộ NST 2n - 1 = 45 (thiếu 1 NST giới tính X)
Câu 5 (1,5 điểm):
a. Số nuclêôtit của gen là: N = (nu). 
	Phân tử ARN có:
0,25
- Số nuclêôtit mỗi loại trên 2 mạch đơn của gen là:
	A1 = T2 = 35%.1500 = 525 (nu).
	T1 = A2 = 600 - 525 = 75 (nu) = 5%
	G1 = X2 = 25%.1500 = 375 (nu).
	X1 = G2 = 900 - 375 = 525 (nu) = 35%
0,5
b. Theo đề bài ta có ® trên mạch gốc phải có %X - %A = 20% mà %X2 - %A2 = 25% - 5% = 20% ® phân tử ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. 
0,25
Vậy tỉ lệ % mỗi loại ribônuclêôtit của ARN là:
	rA = T2 = 35%
	rU = A2 = 5%
	rG = X2 = 25%
	rX = G2 = 35%
0,5
Câu 6: (2,0 điểm)
a. Xét gia đình 2 : Theo bài ra bố mẹ đều thấp, sinh con gái đều cao, như vậy có sự phân lí tính trạng. Con gái mang kiểu hình khác bố mẹ và đó là tính trạng lặn. Vậy tính trạng cao là lặn; tính trạng thấp là trội
Qui ước: Gen A : Thấp 
 Gen a : Cao
- Con gái đều cao có kiểu gen : aa -> Người con gái đã nhận 1 giao tử a của mẹ, và 1 giao tử a của bố
 Chứng tỏ bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp : Aa
 SĐKN: P Aa X Aa
 Gp A ; a A ; a
	P1 1 AA : 2 Aa : 1 aa
 ( Con gái cao)
 *Xét gia đình 1: Mẹ cao có kiểu gen aa ® Vậy mẹ chỉ cho một loại giao tử a
	Con trai thấp có kiểu gen A - . Vậy con trai đã nhận giao tử a từ mẹ và phải nhận giao tử A từ bố ® Kiểu gen con trai là Aa 
 Kiểu gen bố : AA hoặc Aa
SĐKN: TH1: P (Bố ) AA X aa ( Mẹ)
 Gp A a
 F1 Aa ( Thấp) 
 TH2: P (Bố ) Aa X aa ( Mẹ)
 Gp A ; a a
 F1 Aa : aa ( 1 thấp : 1 cao)
b. Nếu bố, mẹ đều cao không thể sinh con trai thấp
	Vì bố mẹ đều cao đều có kiểu gen aa, chỉ cho giao tử a. Nếu sinh con thấp thì ít nhất bố hoặc mẹ phải cho 1 giao tử A, cho nên bố, mẹ đều cao không thể sinh con trai thấp
0.25
0,25 
0,25 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc.doc