Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (4,5 ĐIỂM).
Câu 1 (2,0 điểm). Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo các nội dung sau: Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian tồn tại, lãnh tụ, địa bàn hoạt động chính, đặc điểm nổi bật.
So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 2 (2,5 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX?
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5,5 ĐIỂM)
Câu 3 (1,5 điểm). Tại sao có thể khẳng định: Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới?
Câu 4 (1,5 điểm). Những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề bài gồm 01 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (4,5 ĐIỂM). Câu 1 (2,0 điểm). Lập bảng thống kê những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo các nội dung sau: Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian tồn tại, lãnh tụ, địa bàn hoạt động chính, đặc điểm nổi bật. So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Câu 2 (2,5 điểm). Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1917? Hướng đi và hoạt động của Người thời gian này có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp ở đầu thế kỉ XX? B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5,5 ĐIỂM) Câu 3 (1,5 điểm). Tại sao có thể khẳng định: Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới? Câu 4 (1,5 điểm). Những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? Câu 5 (2,5 điểm). Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào? Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước vào thế kỉ XXI? –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (2,0 điểm): Nội dung Điểm STT Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian tồn tại Người lãnh đạo Địa bàn hoạt động chính Đặc điểm nổi bật 1 Ba Đình 1886-1887 Phạm Bành, Đinh Công Tráng Ba đình thuộc 3 làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn-Tỉnh Thanh Hóa Lợi dụng địa hình xây dựng chiến lũy phòng thủ kiên cố, sử dụng lối đánh chiến tuyến cố định( Đánh những trận lớn) 0,5 2 Bãi Sậy 1883-1892 Nguyễn Thiện Thuật Vùng lau sậy um tùm thuộc 4 huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ- Tỉnh Hưng Yên Áp dụng chiến thuật đánh du kích, đồng thời cho dân trà trộn vào dân để xây dựng làng chiến đấu . 0,5 3 Hương Khê 1885-1895 Phan Đình Phùng, Cao Thắng 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Quy mô lớn, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ hơn cả. 0,5 * Điểm khác biệt: (0,5 điểm) - Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát của nông dân. Cả lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân. - Mục tiêu đấu tranh: bảo vệ quyền lợi thiết thân của người lao động là vấn đề ruộng đất cho dân cày... Thời gian tồn tại dài hơn... Câu Nội dung cơ bản Điểm 2 2.5 đ * Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- nơi có truyền thống đấu tranh bất khuất chống xâm lược... 0.25 - Người sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, nhân dân sống cực khổ... - Chứng kiến tất cả các phong trào yêu nước của nhân dân nổ ra nhưng đều lần lượt bị thất bại... -> đất nước khủng hoảng, bế tắc về đường lối giải phóng dân tôc. 0.25 0.25 - Không tán thành với đường lối hoạt động của các bậc tiền bối... Năm 1911, Người quyết ra đi tìm con đường cứu nước mới. 0.25 * Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ 1911-1917 - Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Người đi vòng quanh thế giới, qua nhiều nước châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. 0.25 - Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp, làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp 0.25 - Tham gia hoạt động trong hội những người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền đơn, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của người có nhiều chuyển biến. 0.25 * Hướng đi và hoạt động của Người có những điểm mới: - Người không sang phương Đông mà hướng con đường cứu nước sang phương Tây xem họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào... 0.25 - Người đi qua nhiều nước..., thâm nhập cuộc sống của những người lao động, sống và hoạt động trong phong trào công nhân, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười NgaĐó là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. - Người xác định bạn và thù ở chỗ không chỉ cùng hay khác màu da( Mà là chủ nghĩa đế quốc). Đồng thời người còn xác định muốn cách mạng thắng lợi không chỉ dừng lại ở đoàn kết dân tộc mà cần có tinh thần đoàn kết quốc tế. 0.25 0.25 3 1.5đ - Về kinh tế: + Công nghiệp tăng bình quân hàng năm 9,6%, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ,chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp toàn thế giới 0.25 - Về khoa học- kĩ thuật: + Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo + Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất 0.25 0.25 - Về đối ngoại: + Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, thực hiện chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước + Tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức trên thế giới. 0.25 0.25 => Vì vậy, chứng tỏ từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của hòa bình và cách mạng thế giới. 0.25 4 1.5 đ * Những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay: - Từ các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trước năm 1945, sau chiến tranh đã trở thành các quốc gia độc lập 0.25 - Sau khi giành được độc lập, các nước bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn: Thái Lan, Singapo, Malaixia 0.25 - Đến tháng 4/1999, 10 nước trong khu vực đã đứng trong một tổ chức thống nhất (ASEAN), hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng Đông Nam Á hòa bình, ổn định cùng phát triển phồn vinh. 0.25 * Biến đổi nào là quan trọng nhất: Các quốc gia trong khu vực đã lần lượt giành được độc lập 0.25 * Bởi vì: - Nhờ có biến đổi đó đã giúp các nước từ thân phận của những người dân nô lệ trở thành những người làm chủ đất nước 0.25 - Giành được độc lập đã tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế , xã hội . 0.25 5 2,5đ * Nội dung đường lối cải cách-mở cửa, thành tựu: - Nội dung: + Tháng 12-1978. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước. 0.25 + Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. Thực hiện cải cách - mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước 0.25 - Thành tựu: + Sau hơn 20 năm cải cách- mở cửa (1978-2000), nền kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới 0.25 + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9.6%. đạt giá trị 8740.4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy trên thế giới 0.25 + Trên lĩnh vực đối ngoại. Trung Quốc thu được nhiều kết quả. góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế (từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Việt Nam. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công. Ma Cao) 0.5 * Ý nghĩa của những thành tựu đó khi Trung Quốc bước vào thế kỉ XXI? - Với đường lối cải cách mở cửa hơn 20 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã và đang phát triển với tốc độ nhanh, tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định... Địa vị Trung Quốc ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. 0.5 - Những thành tựu đó đã chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước XHCN; tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực với các nước trên thế giới 0.5 _______________________Hết__________________
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2.doc