Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Câu 3 (2,0 điểm)

           1) Nêu phương pháp hoá học phân biệt ba mẫu chất rắn: NaCl; Na2CO3; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

           2) Có hỗn hợp bột gồm: MgCO3, BaCO3, BaSO4. Hãy nêu phương pháp xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đó?

           3) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V.

Câu 4 2,0 điểm) Cho a gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Để hoà tan hết Y cần 150 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Z. 

1) Tính giá trị của a. 

2) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X ban đầu. Biết rằng, khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, lọc tách lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1,8 gam chất rắn.

Câu 5 (2,0 điểm) Nung 29,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và ACO3 (A là kim loại có hóa trị không đổi), sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có khí thoát ra và thu được dung dịch Z; dẫn khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành m gam kết tủa. Cô cạn dung dịch Z được 32,5 gam hỗn hợp muối khan.

            1) Tính giá trị của m.

doc 1 trang Huy Khiêm 29/12/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Đề thi chọn học sinh giỏi vòng I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG I
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: HÓA HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
	 1) Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có) khi cho mỗi chất: Fe, BaCl2, BaO, Na, MgO vào dung dịch CuSO4.
2) Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH, sau đó thêm từ từ đến dư dung dịch HCl vào ống nghiệm đó. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).
	3) Từ các chất: Mg(OH)2, CaCO3, K2O, CuSO4, H2O và dung dịch HCl. Hãy viết các phương trình hoá học điều chế: CuCl2, MgCO3.
Câu 2 (2,0 điểm) Cho sơ đồ chuyển hóa như sau:
(7)
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
	A1 A2 A3 A4 A2 A5 A6 A2 
	1) Xác định các chất: A1 , A2 , A3 , A4, A5, A6 thích hợp và viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hoá theo sơ đồ trên (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có). Biết A1 là thành phần chính của quặng pirit sắt; A2, A3 là các chất khí.
	2) Nêu phương pháp để làm sạch khí A2 có lẫn khí A3 ; làm sạch khí A2 lẫn khí HCl . Viết các phương trình hoá học xảy ra.
Câu 3 (2,0 điểm)
	 1) Nêu phương pháp hoá học phân biệt ba mẫu chất rắn: NaCl; Na2CO3; hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
	 2) Có hỗn hợp bột gồm: MgCO3, BaCO3, BaSO4. Hãy nêu phương pháp xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đó?
	 3) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V.
Câu 4 2,0 điểm) Cho a gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Để hoà tan hết Y cần 150 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch Z. 
1) Tính giá trị của a. 
2) Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp X ban đầu. Biết rằng, khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, lọc tách lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1,8 gam chất rắn.
Câu 5 (2,0 điểm) Nung 29,2 gam hỗn hợp X gồm MgCO3 và ACO3 (A là kim loại có hóa trị không đổi), sau một thời gian thu được 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) và còn lại hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có khí thoát ra và thu được dung dịch Z; dẫn khí thoát ra hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo thành m gam kết tủa. Cô cạn dung dịch Z được 32,5 gam hỗn hợp muối khan. 
	1) Tính giá trị của m.
	2) Xác định kim loại A. Biết trong X, tỉ lệ số mol tương ứng của hai muối MgCO3 và ACO3 là 1 : 5.
Cho: H =1; C =12; O =16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca =40; Cu =64; Ba =137.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:...
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:..

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2.doc