Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
b) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp?
Câu 2 (1,5 điểm):
a) Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào?
b) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
Câu 3 (1,5 điểm):
a) Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
b) Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ?
Câu 4 (1,5 điểm):
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN SINH HỌC - VÒNG 1 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 7 câu, 2 trang) Câu 1 (1,5 điểm): a) Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. b) Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp? Nếu có hiện tượng phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp? Câu 2 (1,5 điểm): a) Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào? b) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân? Câu 3 (1,5 điểm): a) Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? b) Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ? Câu 4 (1,5 điểm): Khi theo dõi sự di truyền của một bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau: I: 1 2 Nữ bình thường II: Nam bình thường 5 4 3 Nữ bị bệnh III: 6 7 Nam bị bệnh a) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính? b) Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình? Câu 5 (1,5 điểm): Một cơ thể F1 chứa 1 cặp gen dị hợp, mỗi gen đều dài 0,51 Micrômét: Gen A có 3900 liên kết hiđrô, gen a có hiệu số phần trăm giữa Ađenin với một loại nucleotit khác là 20%. a) Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen? b) F1 tự thụ phấn, trong số các hợp tử thu được thấy có loại hợp tử chứa 2700 Ađenin. Tính số lượng từng loại nuclêotit còn lại của hợp tử trên? c) Cho cơ thể thu được nói trên lai với cơ thể bình thường có kiểu gen Aa. Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được? (Biết A: quy định hoa đỏ; a quy định hoa trắng) Câu 6 (1,5 điểm): a) Kỹ thuật gen là gì? Gồm những khâu cơ bản nào? b) Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Câu 7 (1,0 điểm): Các cặp gen trong phép lai sau là di truyền độc lập AaBbCcDdEe x aaBbccDdee cho thế hệ con F1. Không cần lập bảng, hãy tính: a) Tỉ lệ kiểu gen AaBbCcDdEe ở F1. b) Tỉ lệ kiểu gen aaBbccDdee ở F1. c) Tỉ lệ kiểu gen aaBbccddee ở F1. d) Tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-E- ở F1. Biết rằng A, B, C, D, E là các gen trội hoàn toàn, quá trình giảm phân, thụ tinh diễn ra bình thường; các hợp tử F1 đều sinh trưởng, phát triển bình thường. ------------- Hết------------- Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ................................................... SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ................................................................................. PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN SINH HỌC - VÒNG 1 Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 07 câu, 03 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 (1,5) a 0,5 Nội dung phương pháp phân tích các thế hệ lai - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng trên con cháu của từng cặp bố mẹ. - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra các quy luật di truyền. 0,25 0,25 b 1,0 - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a). Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai. Quyết định kiểu hình ở đời con lai là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội. - Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp: AA x aa → Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử: Aa x aa → Aa : aa 0,5 0.25 0.25 2 (1,5) a 1,0 Giảm phân Nguyên phân - Kì đầu 1: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. - Kì đầu Không có. - Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc - Ở kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. - Ở kì sau I: + Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào. + Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng. - Ở kì sau: + Có sự phân li của mỗi NST đơn. + Có sự phân li đồng đều của các NST. 0.25 0.25 0.25 0.25 b 0,5 Kiểu gen sẽ cho 4 loại giao tử: BD, Bd, bD, bd. - Các loại giao tử tạo ra do rối loạn: có 10 loại BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B. 0.25 0.25 3 (1,5) a 1,0 Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa một bazơ nitơ có kích thước lớn với bazơ nitơ có kích thước bé, cụ thể: A liên kết với T, G liên kết với X. * Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong: - Nhân đôi ADN: Các nucleotit tự do trong môi trường sẽ vào liên kết với các nucleotit trên 2 mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung: Amt liên kết với Tmk; Tmt liên kết với Amk; Gmt liên kết với Xmk; Xmt liên kết với Gmk. - Tổng hợp ARN: Các nucleotit tự do của môi trường liên kết với các nucleotit trên mạch gốc của gen theo nguyên tắc bổ sung: Amt liên kết với Tmk; Umt liên kết với Amk; Gmt liên kết với Xmk; Xmt liên kết với Gmk. - Tổng hợp protein (chuỗi các axit amin): Các nucleotit của mARN liên kết bổ sung với các nucleotit bộ ba trên tARN theo nguyên tắc bổ sung: Am liên kết với Ut; Um liên kết với At; Gm liên kết với Xt; Xm liên kết với Gt. 0,25 0,25 0,25 0,25 b 0,5 ADN bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN vì: - ADN có cấu trúc hai mạch song song xoắn kép, trên một mạch của ADN các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị còn trên hai mạch các nuclêôtit đối diện liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung. - ADN được bảo quản trong nhân thường không có enzim phân huỷ các nuclêôtit còn ARN tồn tại ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân huỷ các nuclêôtit . 0,25 0,25 4 (1,5) a 0,75 Bố (1) bình thường x Mẹ (2) bình thường => con gái (4) mắc bệnh, chứng tỏ bệnh do gen lặn quy định. - Quy ước: gen A- bình thường, gen a- mắc bệnh. - Nếu gen gây bệnh nằm trên NST giới tính Y thì không có hiện tượng nữ mắc bệnh " mâu thuẫn với đề bài (phả hệ) " loại. - Nếu gen gây bệnh nằm trên NST giới tính X thì bố và mẹ bình thường không thể sinh con gái bị bệnh " loại. Vậy gen gây bệnh nằm trên NST thường. 0,25 0,25 0,25 b 0,75 Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình: +) Kiểu gen của (4) và (6) đều là aa. +) Kiểu gen của (1) và (2) dều là Aa. +) Kiểu gen của (3) là AA hoặc Aa. +) Kiểu gen của (5) và (7) đều là Aa. (Nếu HS giải thích và xác định đúng kiểu gen của 3-> 4 người thì cho 0,25 điểm; 4->5 thì cho 0,5 đ; xác định đúng kiểu gen của tất cả thì cho 0,75 điểm.) 0,75 5 (1,5) a 0,5 Số nucleotit từng loại của mỗi gen trên. Vì LA = La = 5100 A0 => NA = Na = 3000. (Nu) - Số Nu từng loại của gen A : A = T = 600 (Nu) G = X = 900 (Nu) - Số Nu từng loại của gen gen a : A = T = 1050 (Nu) G = X = 450 (Nu) 0,25 0,25 b 0,5 Số Nu từng loại còn lại của hợp tử là: Ở F1 thu được hợp tử có A = 2700 = Agen A + 2.Agen a => Hợp tử trên có KG là: Aaa Số Nu từng loại còn lại là: A = T = 2700. (Nu) G = X = GgenA + 2.Ggen a = 900 + 2 . 450 = 1800. (Nu) 0,25 0,25 c 0,5 Tỉ lệ các loại giao tử và hợp tử : P : Aaa x Aa GP : 1/6 A : 2/6 Aa : 2/6 a : 1/6 aa 1/2 A : 1/2 a F1 : 1/12 AA : 2/12 AAa : 2/12 Aa : 1/12 Aaa 1/12 Aa : 2/12 Aaa : 2/12 aa : 1/12 aaa. TLKG: 1/12AA : 2/12AAa : 3/12 Aaa : 3/12 Aa : 1/12 aaa : 2/12 aa TLKH: 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 0,25 0,25 6 a - Kỹ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. - Kỹ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản là: tách, cắt, nối để tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận 0,25 0,25 b Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. NST giới tính NST thường - Thường tồn tại thành 1 cặp trong tế bào lưỡng bội. - Khác nhau giữa cá thể đực và cái. - Thường tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) - Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể (ngoài ra còn mang 1 số gen quy định TT thường) - Thường tồn tại với số cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội. - Giống nhau giữa cá thể đực và cái. - Luôn luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. 0.25 0.25 0.25 0.25 7 a) Tỉ lệ kiểu gen AaBbCcDdEe = 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2= 1/32 b) Tỉ lệ kiểu gen aaBbccDdee = 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2= 1/32 c) Tỉ lệ kiểu gen aaBbccddee = 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/4 x 1/2= 1/64 d) Tỉ lệ kiểu hình A-B-C-D-E- = 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2= 9/128 0,25 0,25 0,25 0,25 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_1_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc.doc