Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2điểm):
Giả sử trục Trái Đất nghiêng 76o so với mặt phẳng quỹ đạo và vẫn tự quay quanh trục, quanh Mặt Trời:
a) Hãy xác định chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc.
b) Cho biết hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam.
Câu 2 (2 điểm):
"Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm". Hãy chứng minh và giải thích nhận định trên.
Câu 3 (1 điểm):
Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay?
Câu 4 (3 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy:
a) Lập bảng số liệu diện tích, sản lượng, năng suất và sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn trên.
c) Trình bày sự phân bố cây lúa của nước ta.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi vòng 1 môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: ĐỊA LÍ - VÒNG 1 Thời gian làm bài:150 phút (Đề thi gồm 5 câu, 1 trang) Câu 1 (2điểm): Giả sử trục Trái Đất nghiêng 76o so với mặt phẳng quỹ đạo và vẫn tự quay quanh trục, quanh Mặt Trời: a) Hãy xác định chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc. b) Cho biết hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam. Câu 2 (2 điểm): "Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm". Hãy chứng minh và giải thích nhận định trên. Câu 3 (1 điểm): Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Câu 4 (3 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học hãy: a) Lập bảng số liệu diện tích, sản lượng, năng suất và sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 2000 - 2007. b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa của nước ta giai đoạn trên. c) Trình bày sự phân bố cây lúa của nước ta. Câu 5 (2điểm) Cho bảng số liệu sau: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tỉ đồng) Năm Tiểu vùng 1995 2000 2002 Tây Bắc 320,5 541,1 696,2 Đông Bắc 6179,2 10657,7 14301,3 a) Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc giai đoạn 1995- 2002. b) Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét tình hình sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chú ý: Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam để làm bài. ------------- Hết------------- Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ................................................... SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ................................................................................. PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: ĐỊA LÍ - VÒNG 1 Thời gian làm bài:150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 02 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 a Xác định chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc: - Chí tuyến Bắc: 140B - Vòng cực Bắc: 760B 0,5 0,5 b Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Việt Nam trong năm: - Tại vĩ tuyến 140B: 1 lần. - Phía nam vĩ tuyến 140B: 2 lần. - Phía bắc vĩ tuyến 140B: không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. 0,5 0,25 0,25 2 * Tính chất nhiệt đới: - Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hoà ánh nắng. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được 1 triệu kilô calo, số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ trong một năm. - Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ bắc vào nam. - Do nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu. * Tính chất gió mùa: - Một năm có hai mùa gió khác nhau: + Mùa gió Tây Nam (mùa hạ): Thổi từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. + Mùa gió Đông Bắc (mùa đông): Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, khô và ít mưa. - Do nước ta nằm ở khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. *Tính chất ẩm: - Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 2000 mm. Độ ẩm của không khí trên 80%. - Do nước ta nằm ở ven biển, có vùng biển rộng. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 3 Vấn đề việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt ở nước ta do: - Nước ta có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển chưa cao đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.. - Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực nông thôn. Tỉ lệ thời gian sử dụng làm việc của lao động nông thôn là 77,7%. - Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cả nước tương đối cao, khoảng 6%. - Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp dẫn đến những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội: chất lượng cuộc sống thấp, các tệ nạn xã hội gia tăng 0,25 0,25 0,25 0,25 4 a Lập bảng số liệu: Bảng số liệu diện tích, sản lượng, năng suất và sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 Năm 2000 2005 2007 Diện tích lúa (nghìn ha) 7666 7329 7207 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 32530 35832 35942 Năng suất lúa (tạ/ha) 42,4 48,9 49,9 Bình quân lúa theo đầu người (kg) 419 431,1 422 1 b Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất lúa: - Diện tích lúa giảm nhẹ: giảm 459 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp... - Năng suất lúa cao và tăng khá nhanh: tăng 7,5 tạ/ha (hoặc số lần). Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt... - Sản lượng lúa tăng liên tục: tăng 3412 nghìn tấn (hoặc số lần). Do năng suất tăng nhanh. - Mặc dù dân số nước ta tăng nhanh, nhưng do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số nên bình quân lúa theo đầu người vẫn tăng: tăng 3 kg/người. 0,25 0,25 0,25 0,25 c Phân bố cây lúa: - Lúa được trồng khắp nơi trên cả nước nhưng không đều. - Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực cao nhất (trên 90%): đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định) - Những vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp nhất (dưới 60%): Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. - Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. 0,25 0,25 0,25 0,25 5 a Vẽ biểu đồ: - Biểu đồ cột kép (HS chọn biểu đồ khác không được điểm) - Yêu cầu: Chính xác về số liệu, khoảng cách năm, đơn vị các trục, số liệu đầu cột, tên biểu đồ, chú giải, đảm bảo tính thẩm mĩ. 1 b Nhận xét: - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng (CM số liệu). - Cả hai tiểu vùng đều tăng; trong đó Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc (CM số liệu). - Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc luôn cao hơn 1 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_vong_1_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_20.doc