Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (1,5 điểm): Một Canô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở lại bến A trên một dòng sông.Tính vận tốc trung bình của Canô trong suốt quá trình cả đi lẫn về?
Câu2. ( 3 điểm)
Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1= 140g chứa một lượng nước có khối lượng m2= 800g ở cùng nhiệt độ t1= 200C. người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng là m = 280g đã được nung nóng tới 100oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t =240C. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc có trong hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của chất làm lượng Kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là:
C1= 460J/kg.độ , C2= 4200 J/kg.độ, C3= 900J/kg.độ , C4= 230J/kg.độ
Câu3. (1,5 điểm)
Lấy một cốc nước đầy thả vào đó một ít cát ta thấy nước tràn ra khỏi cốc. Nếu bỏ vào cốc nước đó một ít đường kết tinh (bằng với lượng cát) thì nước trong cốc lại không tràn ra. Hãy giải thích tại sao ?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÍ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ BÀI Câu 1 (1,5 điểm): Một Canô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở lại bến A trên một dòng sông.Tính vận tốc trung bình của Canô trong suốt quá trình cả đi lẫn về? Câu2. ( 3 điểm) Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1= 140g chứa một lượng nước có khối lượng m2= 800g ở cùng nhiệt độ t1= 200C. người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng là m = 280g đã được nung nóng tới 100oC. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ là t =240C. Tính khối lượng m3 của nhôm, m4 của thiếc có trong hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của chất làm lượng Kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là: C1= 460J/kg.độ , C2= 4200 J/kg.độ, C3= 900J/kg.độ , C4= 230J/kg.độ Câu3. (1,5 điểm) Lấy một cốc nước đầy thả vào đó một ít cát ta thấy nước tràn ra khỏi cốc. Nếu bỏ vào cốc nước đó một ít đường kết tinh (bằng với lượng cát) thì nước trong cốc lại không tràn ra. Hãy giải thích tại sao ? Câu4: (4 điểm ) Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc . Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó , biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m3, của thiếc là 2700 kg/m3 . Nếu : Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc. Thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tích của bạc và thiếc . –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VẬT LÍ - LỚP 8 Câu 1 (1,5 điểm) Gọi V1 là vận tốc của Canô Gọi V2 là vận tốc dòng nước. Vận tốc của Canô khi xuôi dòng (Từ A đến B): Vx = V1 + V2 Thời gian Canô đi từ A đến B: t1 = (0,25 điểm) Vận tốc của Canô khi ngược dòng từ B đến A. VN = V1 - V2 Thời gian Canô đi từ B đến A: t2 = ( 0,25 điểm) Thời gian Canô đi hết quãng đường từ A - B - A: t=t1 + t2 = (0,5 điểm) Vậy vận tốc trung bình là:Vtb= (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) Tóm tắt: m1= 0,14kg; m2 = 0,8kg; t1 = 200C; m = 0,28kg; t2= 1000C; C1 = 460J/k.độ; C2 = 4200 J/k.độ; C3 = 900 J/k.độ; C4 = 230 J/k.độ. Tính m3 = ? và m4 = ? 0,25đ - Nhiệt lượng do nhôm và thiếc toả ra là: Q3 = m3.C3 (t2 – t); Q4 = m4.C4 (t2 – t) 0,5đ - Nhiệt lượng do nhiệt lượng Kế và nước hấp thụ là: Q1 = m1.C1(t – t1); Q2 = m2.C2(t – t2) 0,5đ - Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 + Q2 = Q3 + Q4 => m3C3 + m4C4 = = 0,5đ - Mặt khác ta lại có: m3 + m4 = 0,28 (2) 0,25đ Từ (1) có: m3.900 + m4.230 = 180,2; Kết hợp với (2) và giải hệ ta được: m3 = 0,173kg; m4 = 0,107kg. 1đ Câu 3 (1,5điểm) Cát chìm xuống đáy cốc chúng chiếm chỗ của nước trong cốc làm cho nước trong cốc tràn ra. Khi đổ đường kết tinh vào cốc, đường sẽ tan trong nước do giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử đường xen vào khoảng giữa các phân tử nước. Vì thế nước không bị tràn ra ngoài. 1,5đ Câu 4 (4,0điểm) Gọi khối lượng và thể tích của bạc trong hợp kim là : m1 ; V1 Gọi khối lượng và thể tích của thiếc trong hợp kim là : m2 ; V Ta có: 0,25đ Theo bài ra : V1 + V2 = V + = V (1) 0,5đ Và m1 + m2 = m (2 ) 0,25đ Từ (1) và (2) suy ra : m1 = m2 = 0,25đ 0,25đ a. Thay vào ta có : m1 = = 9,625 (Kg) m2 = m – m1 = 9,850 -9,625 = 0,225 (Kg.) 0,5đ 0,5đ b. Nếu V = 95% thay vào ta có : m1 = = 9,807 (Kg.) m2 = 9,850 – 9,807 = 0,043 (Kg) 0,75đ 0,75đ
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_20.doc