Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Câu 1 (2.0 điểm). 

Một người đi xe đạp, nửa đầu quãng đường có vận tốc v1=12km/h, nửa sau quãng đường có vận tốc v2 không đổi. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường  là v = 8km/h. Tính vận tốc v2.

Câu 2 (2.0 điểm).

Một cốc hình trụ có chứa một lượng nước và thủy ngân có cùng khối lượng. độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là 20cm. Tính áp suất P của chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước là Dn=1g/cm3 và của thủy ngân là DHg= 13,6g/cm3

Câu 3 (2.5 điểm). 

Thả một khối gỗ lập phương có cạnh a = 20cm, trọng lượng riêng d = 9000 N/m3 vào chậu đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 = 12 000N/m3.

a) Tìm chiều cao của khối gỗ chìm trong chất lỏng.

b) Đổ nhẹ vào chậu một chất lỏng có khối lượng riêng d2 = 8 000N/m3 sao cho chúng không trộn lẫn. Tìm phần gỗ ngập trong chất lỏng d1 (khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng).

doc 1 trang Huy Khiêm 27/10/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Ngày thi: 17 tháng 4 năm 2014
(Đề bài gồm 01trang)
Câu 1 (2.0 điểm). 
Một người đi xe đạp, nửa đầu quãng đường có vận tốc v1=12km/h, nửa sau quãng đường có vận tốc v2 không đổi. Biết vận tốc trung bình trên cả quãng đường là v = 8km/h. Tính vận tốc v2.
Câu 2 (2.0 điểm).
Một cốc hình trụ có chứa một lượng nước và thủy ngân có cùng khối lượng. độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là 20cm. Tính áp suất P của chất lỏng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước là Dn=1g/cm3 và của thủy ngân là DHg= 13,6g/cm3
Câu 3 (2.5 điểm). 
Thả một khối gỗ lập phương có cạnh a = 20cm, trọng lượng riêng d = 9000 N/m3 vào chậu đựng chất lỏng có trọng lượng riêng d1 = 12 000N/m3.
a) Tìm chiều cao của khối gỗ chìm trong chất lỏng.
b) Đổ nhẹ vào chậu một chất lỏng có khối lượng riêng d2 = 8 000N/m3 sao cho chúng không trộn lẫn. Tìm phần gỗ ngập trong chất lỏng d1 (khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng).
Câu 4 (2.0 điểm). 
Để ngâm thóc làm mạ vào mùa đông người ta trộn ba phần nước sôi với hai phần nước lạnh để được hỗn hợp nước ở 650C. Tính nhiệt độ của nước lạnh? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Biết rằng nhiệt lượng tỏa ra của nước nóng bằng nhiệt lượng thu vào của nước lạnh.
Câu 5 (1.5 điểm). 
	Hãy chỉ ra cách xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng bằng các dụng cụ sau: Nước (đã biết nhiệt dung riêng Cn); nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng Ck); nhiệt kế; cân; bộ quả cân; bình đun và bếp điện; chất lỏng cần xác định (C). Biết chất lỏng không gây tác dụng hóa học trong suốt quá trình thí nghiệm.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_20.doc