Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,5 đ): 

  1. Máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu?
  2. Vì sao người ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?

Câu 2 (2,0 đ):

     a.  Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi?

     b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích

Câu 3( 2,0đ): So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Câu 4(1,5đ):

  1. Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa xảy ra ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học.
  2. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

         1. Tinh bột              Mantôzơ                              2. Mantôzơ            Glucôzơ

         3. Prôtêin chuỗi dài          Prôtêin chuỗi ngắn     4. Lipit          Glyxêrrin và axít béo

doc 5 trang Huy Khiêm 23/11/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 01trang)
Câu 1 (2,5 đ): 
Máu gồm những thành phần nào? Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của máu?
Vì sao người ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?
Câu 2 (2,0 đ):
 a. Nêu đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi?
 b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích
Câu 3( 2,0đ): So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Câu 4(1,5đ):
Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa xảy ra ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
 1. Tinh bột Mantôzơ 2. Mantôzơ Glucôzơ
 3. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn 4. Lipit Glyxêrrin và axít béo
 Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa?
Câu 5(2,0 đ): Phản xạ là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện? Vai trò của phản xạ trong đời sống?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
a. Thành phần cấu tạo và chức năng của từng thành phần máu(2,0 đ) 
* Hồng cầu:
- Cấu tạo: Là những tế bào màu đỏ không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt
- Chức năng sinh lý:
+ Vận chuyển các chất khí : Vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ các mô đến phổi để thải ra ngoài(do Hb đảm nhiệm).
+ Tham gia vào hệ đệm protein để điều hòa độ pH của máu
* Bạch cầu:
- Cấu tạo:
+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn nhân và Bạch cầu đa nhân.
+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.
- Chức năng sinh lý:
+ Thực bào: ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư.
* Tiểu cầu: 
- Cấu tạo: Kích thước nhỏ, hình dạng không ổn định, không nhân, không có khả năng phân chia.
- Chức năng sinh lý:
+ Tham gia vào quá trình đông máu: Bằng cách giải phóng ra chất tham gia vào quá trình đông máu.
+ Làm co các mạch máu
+ Làm co cục máu.
* Huyết tương:
- Cấu tạo: Là một dịch thể lỏng, trong, màu vàng nhạt, vị hơi mặn, 90% là nước, 10% là vật chất khô, chứa các hưu cơ và vô cơ ngoài ra còn có các loại enzim, hoocmon, vitamin
- Chức năng sinh lý: 
+ Là môi trường diễn ra các hoạt động sinh lý của cơ thể
+ Cung cấp vật chất cho tế bào cơ thể 
b. Người ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì (0,5đ)
 + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 
 + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của phổi (1đ)
- Phổi là bộ phận quan trọng nhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. 
- Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.
- Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.
- Số lượng phế nang lớn có tới 700 – 800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.
b. Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi (1đ) 
- Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp tăng.
- Giải thích: 
Khi con người hoạt động mạnh cơ thể cần nhiều năng lượng -à Hô hấp tế bào tăng à Tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều khí cacbonic à Nông dộ cacbonic trong máu tăng đã kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.75
3
* Giống:
 - Đều tạo ra từ đơn vị chức năng của thận.
 - Đều có chứa nước và 1 số chất bài tiết giống nhau như ure, axit uric..
* Khác nhau:
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn
- Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- Chứa ít các chất căn bã và các chất độc hơn
- Được tạo ra trong quá trình lọc máu ở nang cầu thận thuộc đơn vị đầu của đơn vị thận
- Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn
- Gần như không còn các chất dinh duõng
- Chứa các chất cặn bã và các chất độc
- Được tạo ra trong quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở đoạn sau của đơn vị thận.
* Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
4
a. Phân tích và chứng minh được, cho ( 1đ)
* Sự tiêu hóa ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học 
- Nêu được sự phối hợp hoạt động của các bộ phận tiêu hóa trong khoang miệng như răng, lưỡi, má, môi, vòm miệng
+ Răng: Gồm có 3 loại: Răng cửa (cắt thức ăn), răng nanh (xé thức ăn), răng hàm (nghiền thức ăn) Hoạt động của răng được sự hỗ trợ của các cơ nhai
+ Lưỡi: Thực hiện đảo trộn thức ăn, làm thấm đều thức ăn với nước bọt và đưa thức ăn vào giữa hai hàm răng khi nhai.
+ Má, môi, vòm miệng: Tham gia giữ thức ăn trong khoang miệng trong quá trình nhai nghiền Các hoạt động lý học trên đã làm biến đổi thức ăn từ dạng “thô”, cứng, kích thước to thành dạng nhỏ, mềm hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình biến đổi hóa học tiếp theo.
* Ở khoang miệng sự tiêu hóa về mặt hóa học là thứ yếu 
 - Ở khoang miệng có 3 đôi tuyến nước bọt có vai trò chủ yếu: hỗ trợ cho quá trình biến đổi lý học (ngấm và làm mềm thức ăn)
 - Tác dụng hóa học là thứ yếu, chỉ tiết được enzim amilaza biến đổi tinh bột chín thành đường mantôzơ. Còn các sản phẩm chất gluxit và toàn bộ các chất khác không bị biến đổi về mặt hóa học.
b. Trả lời đúng cho 0,5đ. Gồm các ý:
1. Xảy ra ở khoang miệng, dạ dày và thời gian đầu của ruột non.
2. Xảy ra ở ruột non
3. Xảy ra ở dạ dày.
4. Xảy ra ở ruột non
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5
- Khái niệm: Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.
- Điều kiện để thành lập PXCĐK:
- Cần có sự kết hợp giữa kích thích và điều kiện và kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước. Quá trình tác động hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố.
+ Khoảng cách giữa hai kích thích phải rất gần nhau. Nếu thời gian cách xa thì không gây được PXCĐK.
+ Cơ quan cảm thụ và trung ương thần kinh, đặc biệt là vỏ não phải bình thường, không bị tổn thương.
- Vai trò của phạn xạ trong đời sống:
+ Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời và có hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo cho cơ thể khả năng thích ứng với các điều kiện sống.
+ PXKĐK là cơ sở của mọi hoạt động mang tính chất bản năng ở động vật và người.
+ PXKĐK là cơ sở của các hoạt động nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và một số động vật bậc cao.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc.doc