Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1(1,5điểm): 

1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?

2. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Câu 2(2điểm): Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với  20 ml ôxi.

a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu.

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao?

Câu 3(2điểm): 

a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 

b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?

Câu 4(2điểm): 

a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? 

doc 4 trang Huy Khiêm 29/11/2023 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: SINH HỌC – LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút) 
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1(1,5điểm): 
1. Miễn dịch là gì? Cơ thể có những loại miễn dịch chủ yếu nào?
2. Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
Câu 2(2điểm): Một người có 5 lít máu, bình thường hàm lượng Hb trong máu khoảng 15 gam/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ôxi.
a. Hỏi người bình thường cơ thể có bao nhiêu ml ô xi trong máu.
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng hay giảm? Vì sao?
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở tăng hay giảm? vì sao?
Câu 3(2điểm): 
a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật? 
b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 4(2điểm): 
a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? 
b. Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày. Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal.
Câu 5(1điểm): Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất (prôtêin, gluxit, lipit), sau tiêu hóa ở khoang miệng và dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp? Vì sao?
Câu 6(1,5điểm): Nêu cấu tạo của cầu mắt? Tại sao muốn nhìn rõ một vật ta phải hướng trục mắt về phía vật?
Họ tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: .............
Chữ kí giám thị 1: ................................. Chữ kí giám thi 2: .............................
========HẾT=======
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: SINH HỌC – LỚP 8
Câu
Đáp án
Điểm
1
1. - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một số bệnh nào đó. 
- Cơ thể có 2 loại miễn dịch chính:
+ Miễn dịch tự nhiên: Cơ thể người không bao giờ bị mắc một số bệnh của các động vật khác (MD bẩm sinh) hoặc đã một lần bị bệnh và không mắc lại bệnh đó nữa (MD tập nhiễm)
+ Miễn dịch nhân tạo: Cơ thể được tiêm phòng văcxin của một bệnh nào đó sẽ miễn dịch với bệnh đó.
2. - Ý kiến đó là sai:
- Tiêm vacxin là tiêm các loại vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làm yếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó(chủ động).
- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp giúp cơ thể khỏi bệnh(bị động).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Đổi 5 lít = 5000 ml 
a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với số ml ôxi là:
 = 1000 (ml 02)
b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng.
Vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ôxi trong không khí thấp, nên để có đủ ôxi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng.
c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng. 
Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thich nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
3
a. Vai trò của gan:
- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm.
b. Khi nuốt thì ta không thở. Vì lúc đó khẩu cái mềm cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản hạ xuống đậy kín khí quản nên không khí không ra vào được. 
* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc. Vì dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đậy kín khí quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc.
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Đồng hóa
Dị hóa
Tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản thành các chất đặc trưng của tế bào.
Phân giải các chất được tích luỹ trong đồng hoá thành các chất đơn giản.
Tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.
Giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.
b. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
1. Tính được số năng lượng của mỗi chất
- Số năng lượng prôtêin chiếm 19% là:
 Kcal
- Số năng lượng lipit chiếm 13% là:
 Kcal
- Số năng lượng gluxit chiếm (100% - (19% + 13%) = 68%) là:
 Kcal
2. Tính được số gam prôtêin, lipit, gluxit 
- Lượng prôtêin là: (gam)
- Lượng lipit là: (gam)
- Lượng gluxit là: (gam)
0,5
0,5
0,5
0,5
5
 Tất cả thức ăn (prôtêin, gluxit, lipit) cần được tiêu hoá tiếp ở ruột non. Vì:
- Ở khoang miệng chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần tinh bột chín được biến đổi hoá học thành đường đôi Mantôzơ.
- Ở dạ dày chủ yếu biến đổi thức ăn về mặt lí học, chỉ có một phần prôtêin được biến đổi hoá học thành prôtêin chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin.
- Cả đường đôi Mantôzơ và prôtêin chuỗi ngắn đều chưa phải là những đơn phân đơn giản tế bào hấp thụ và sử dụng được.
0,25
0,25
0,25
0,25
6
- Cầu mắt gồm 3 lớp: lớp ngoài cùng là màng cứng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. Phía trước của màng cứng là màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua vào trong cầu mắt; tiếp đến là màng mạch có nhiều mạch máu và các sắc tố đen tạo thành một phòng tối trong cầu mắt; lớp trong cùng là màng mạch trong đó chứa các tế bào thụ cảm thị giác bao gồm 2 loại: tế bào nón và tế bào que.
- Hướng trục mắt về phía vật để ảnh của vật rơi vào điểm vàng. Điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của các tế bào nón, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít chủ yếu là các tế bào que. Mặt khác, ở điểm vàng mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào 2 cực, nhưng nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác. Chính vì vậy khi muốn quan sát một vật cho rõ phải hướng trục mắt về phía vật quan sát.
0,75
0,75

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc.doc