Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

          Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :

                           “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

                             Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

                                                                             ( Quê hương – Tế Hanh )

    Câu 2 (3,0 điểm)

          Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

    Câu 3 (5,0 điểm)

         Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.

doc 4 trang Huy Khiêm 30/11/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
 Câu 1: (2 điểm) 
 Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau :
 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 ( Quê hương – Tế Hanh )
 Câu 2 (3,0 điểm)
 Ý chí là con đường về đích sớm nhất.
 Câu 3 (5,0 điểm)
 Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2điểm)
- Yêu cầu chung: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, trình bày dưới dạng một đoạn văn hoặc bài văn ngắn
- Yêu cầu về nội dung: HS nêu được các ý cơ bản sau : 
+ Đoạn thơ trên trích trong văn bản Quê hương của Tế Hanh, diễn tả hình ảnh chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về 
 + Biện pháp nghệ thuật : 
 . Nhân hoá : chiếc thuyền im, bến mỏitác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa
 . Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi.
 + Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy 
0,25
0,25
0.5
0,5
0,5
Câu 2
(3điểm)
a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bố cục 3 phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; dẫn chứng phù hợp; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a) Mở bài 
	Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.
b) Thân bài 
* Giải thích: 
+ Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.
+ Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới.
+ Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công.
* Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? 
+ Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động, khoa học, v.v 
+ Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống. 
+ Thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
+ Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp.
(Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh họa)
* Bài học nhận thức và hành động: 
+ Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện.
+ Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa. Phê phán những người thối chí, đầu hàng số phận, buông xuôi, đổ lỗi cho hoàn cảnh,
 c) Kết bài 
Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân
0, 25
0, 25
2,25
1,0 
 0,25
 0,25
 0,5
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
(5điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài văn nghị luận văn học nhằm làm sáng tỏ một vấn đề; vận dụng thành thạo phép lập luận chứng minh.
+ Bố cục phải rõ ràng, hệ thống luận điểm minh bạch, luận cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn phong trôi chảy.
- Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 a) Mở bài: 
 HS cần giới thiệu được: những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm và khẳng định đây là sáng tác đặc sắc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung.
 b) Thân bài
 Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của bài thơ, học sinh có thể làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người tù cách mạng qua bài thơ như sau:
 - Tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim người tù Tố Hữu có lẽ bởi trước hết ông là nhà thơ, là những người nghệ sĩ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp. Cũng bởi tình yêu thiên nhiên mà Tỗ Hữu đã vẽ ra bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng đạt, thanh bình nên thơ. Đó là bức tranh của bầu trời cao lồng lộng, màu vàng của bắp, sắc đào của nắng và cả âm thanh của tiếng chim tu hú chao liệng
 - Vể đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do: mặc dù phải sống trong giam hãm, ngục tù nhưng tâm hồn nhà thơ luôn hướng ngoại, luôn muốn vượt ngục, “đạp tan phòng” để đến với con đường cách mạng còn dang dở.
- Vẻ đẹp thứ ba là vẻ đẹp của ý chí cách mạng, tinh thần lạc quan yêu đời. Vượt qua sự gông cùm, tra tấn của trốn lao tù nhưng người tù cách mạng không hề bi quan ngược lại họ luôn nghĩ về, tìm về với cuộc sống, với cái đẹp đến với con đường cách mạng mà người chiến sĩ cách mạng lựa chọn. Vì thế mà khi nghe âm thanh của “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như lời thúc giục đấu đánh cho khát vọng.
 c) Kết bài:
 Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng với những vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn là hình tượng đẹp nhất, đáng ca ngợi cho thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, bài thơ khiến những ai từng đọc một lần không thể nào quên, không thể không tự hào, ngưỡng mộ.
* Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt trong biểu chấm, khuyến khích các bài viết trình bày sạch đẹp, lời văn lưu loát. Khuyến khích các bài viết sáng tạo, giàu giá trị biểu cảm.
 0,5
 0,5
3,5
 1,5
 1,0
 1,0
0,5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc