Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1: ( 2,0 điểm).

  Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau:

            “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

    Cả thân mình nồng thở vị xa xăm;

    Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

    Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”

                                                        (Trích Quê hương”- Tế Hanh- Ngữ văn 8, tập II)

 

Câu2: ( 3 điểm)

Bảo vệ biển đảo là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.

doc 6 trang Huy Khiêm 29/11/2023 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1: ( 2,0 điểm).
 Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của những câu thơ sau:
 “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
 Cả thân mình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
 (Trích “ Quê hương”- Tế Hanh- Ngữ văn 8, tập II)
Câu2: ( 3 điểm)
Bảo vệ biển đảo là trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.
Câu 3: ( 5điểm)
 Đọc bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống và niềm khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Từ sự hiểu biết về bài thơ “ Khi con tu hú”, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu 1: (2 điểm)
* Hình thức: viết đúng đoạn văn: (0.5điểm)
* Nội dung cần đảm bảo ý sau: (1.5 điểm)
- Bốn câu thơ rất đặc sắc, miêu tả người dân chài và con thuyền trên bến sau chuyến ra khơi trở về. ( 0,25điểm)
 - Câu đầu: “ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng” là tả thực làn da đen hơn, sạm hơn vì nắng gió biển khơi của những người dân lao động làng chài. (0,25điểm)
- Câu sau: “ Cả thân mình nồng thở vị xa xăm” là sáng tạo độc đáo, gợi cảm, rất thú vị: nước da ngăm nhuộm nắng nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa “ vị xa xăm” của biển khơi. (0,25điểm)
- Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường. ( 0,25điểm)
- Hai câu tiếp theo miêu tả con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về. Bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế giống như con người. ( 0,25 điểm)
- Thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương của nhà thơ. ( 0,25 điểm) 
Câu 2: (3 điểm)
 1.Yêu cầu về kĩ năng: (0,5điểm)
 Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt, văn viết có cảm xúc chân thành, biết trình bày về một vấn đề có tính cập nhật nóng bỏng trong cuộc sống hiện đại, gần gũi xung quanh mỗi chúng ta.
2. Yêu cầu về nội dung: 2.5 điểm
a. Mở bài : (0,25 điểm)
- Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, “Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?”,  là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.
b. Thân bài:(2,5 điểm)
1. Tình hình biển đảo? Nhận thức về tình hình?( 1,0 điểm)
- Biển đảo Việt Nam  trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch  sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. 
- Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa
- Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
2. Hành động của thanh niên hiện nay( 1,5 điểm)
- Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo.
- Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng.
- Về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về  Luật biển 1982.
- Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.
- Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.  Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
3. Kết luận( 0,25 điểm)
- Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Câu 3: (5điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng ( 1,0 điểm)
- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài văn nghị luận chứng minh về một vấn đề trong một bài thơ, có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài theo qui định.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trau chuốt,văn viết có cảm xúc chân thành, biết phân tích hình ảnh thơ để làm nổi bật vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về nội dung (4,0 điểm)
a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu lòng yêu cuộc sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày và bài thơ “Khi con tu hú”.( 0,5 điểm)
b. Thân bài: (3,0 điểm)
* Lòng yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu trong cảnh tù đày thể hiện qua việc cảm nhận và miêu tả bức tranh mùa hè tươi đẹp nơi làng quê: (1điểm)
- Trong lao tù nhưng tác giả vẫn cảm nhận được một cách tinh tế và sâu sắc âm thanh của cuộc sống.
- Âm thanh ấy mở ra cả không gian mùa hè trong tâm tưởng( 6 câu thơ đầu của bài thơ):
+ Có âm thanh rộn rã của tiếng tu hú gọi bầy, tiếng ve ngân trong vườn.
+ Có sắc màu rực rỡ, tươi đẹp của lúa chiêm, của hạt bắp, của trời xanh.
+ Có hương vị ngọt ngào của trái chín trong vườn.
+ Có hình ảnh sinh động của đôi diều sáo bay lượn giữa bầu trời khoáng đạt, tự do.
 Đây là mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc và hương vị ngọt ngào, bầu trời khoáng đạt, tự doCuộc sống thanh bình đang sinh sôi, nảy nở, ngọt ngào tràn trề nhựa sống đang sôi động trong tâm hồn người tù. Nhưng tất cả đều trong tâm tưởng.
- Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống.
* Niềm khao khát tự do cháy bỏng thể hiện qua tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú vang lên( 4 câu cuối): (1,0 điểm)
- Nhà thơ đã đón nhận mùa hè bằng thính giác, bằng tâm tưởng, bằng sức mạnh của tâm hồn nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do:“ Ta nghe hè dậy bên lòng”
- Bức tranh mùa hè đầy sống động như tiếng gọi thiết tha của tự do. Càng khao khát tự do người tù càng thấy ngột ngạt, uất ức không thể chịu đựng nổi, muốn phá tan chế độ nhà tù : “ Mà chân muốn đap tan phòng, hè ôi!
 Ngột làm sao, chết uất thôi”
 Nhịp thơ 6/2; 2/3, động từ mạnh, sử dụng nhiều thán từ thể hiện tâm trang ngột ngạt, uất ức cao độ, khao khát thoát cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài.
* Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng chim tu hú- là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống tự do, của thế giới sự sống đầy quyến rũ.( 0,5điểm)
- Tiếng tu hú ở đầu bài là tiếng chim báo hiệu hè về, một mùa hè tràn đầy sức sống và tự do. 
-Tiếng chim tu hú cuối bài lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội, khiến tâm hồn đang cháy lên cuộc sống tự do.
* Với thể thơ lục bát giản dị, thiết tha, giàu hình ảnh sinh động, gợi cảm, bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. ( 0,5 điểm)
3. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề ( 0,5điểm)

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2.doc