Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm).
“Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha- men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc khi rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù..."
(Buổi học cuối cùng - An phông xơ Đô- đê)
Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (3 điểm).
Tâm trạng của nhân vật người anh trai trong đoạn kết thúc truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) đã gợi cho em những suy ngẫm gì? Truyện đã giúp em nhận thức được những bài học gì đáng quý?
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1 (2.0 điểm). “Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha- men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì một dân tộc khi rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù..." (Buổi học cuối cùng - An phông xơ Đô- đê) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Câu 2 (3 điểm). Tâm trạng của nhân vật người anh trai trong đoạn kết thúc truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) đã gợi cho em những suy ngẫm gì? Truyện đã giúp em nhận thức được những bài học gì đáng quý? Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. Câu 3 (5.0 điểm). Dựa vào bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Em hãy tả lại hình ảnh Bác Hồ theo trí tưởng tượng của em. –––––––– Hết –––––––– Họ tên học sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD &ĐTBÌNHGIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014-2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Câu 1 (2,0điểm) Học sinh biết cách trình bày một bài tập cảm thụ, kết hợp phân tích giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung. Trình bày thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn, thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc, đúng đắn về giá trị của đoạn văn. - Về nghệ thuật: biện pháp so sánh không ngang bằng(Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất)-> Đó chính là biểu hiện niềm tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. - Biện pháp so sánh ngang bằng ( Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá của chốn lao tù)-> Khẳng định giá trị to lớn của sức mạnh và tiếng nói dân tộc.Tiếng nói không chỉ là ngôn ngữ riêng được gìn giữ, lưu truyền qua bao thế hệ mà nó còn chứa đựng trong đó một nề văn hoá của cả một dân tộc.Còn giữ được tiếng nói của dân tộc là còn nắm được vũ khí quan trọng, trong cuộc đấu tranh giải phóng một dân tộc khi dân tộc đó phải rơi vào vòng nô lệ. Bởi vậy, yêu quý, học tập và giữ gìn tiếng nói của dân tộc cũng chính là một biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. - HS liên hệ với lịch sử Việt Nam (Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập ): Chính quyền đô hộ Hán đã thi hành chính sách đồng hoá làm cho chúng ta quên đi phong tục tập quán, tiếng nói... của dân tộc mình nhưng với lòng yêu nước nồng làn nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của mình . - Liên hệ : Cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Biểu điểm: - Cho 1,5 – 2 điểm: Viết được thành một đoạn văn hoặc bài văn hoàn chỉnh, cảm nhận sâu, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, đảm bảo các ý trên. - Cho 1 điểm: Cảm nhận được giá trị của nghệ thuật so sánh, viết thành đoạn, hoặc bài văn hoàn chỉnh, ít mắc lỗi, không có sự liên hệ. - Cho 0,5 điểm: viết chưa sâu hoặc chưa biết liên kết các ý thành một đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh, chưa đảm bảo về nội dung, nghệ thuật. - Cho 0 điểm: Chưa biết cách làm bài, cảm thụ chưa đúng, không chỉ ra được biện pháp tu từ so sánh. Câu 2 ( 3,0điểm) Học sinh viết thành đoạn văn, có sự liên hệ sâu sắc. Nội dung: cần thể hiện được những ý sau: * Cảm nhận về kết thúc truyện: (1,5 điểm) - Người anh trai thấy xấu hổ vì nhận ra sự ích kỉ của mình: đố kị, ghen ghét với tài năng và sự thành công của em gái; mặc cảm tự ti khi thấy mình yếu kém hơn em; - Xấu hổ khi so sánh mình với em, em gái vừa có tài năng, vừa có tấm lòng bao dung độ lượng. Chính sự bao dung độ lượng của em gái đã giúp người anh nhận ra khuyết điểm và tự cố gắng hoàn thiện bản thân. Tâm trạng của người anh trai tạo cho câu chuyện một kết thúc có hậu. * Bài học nhận thức:(1,5 điểm) - Câu chuyện muốn nhắn nhủ với mọi người rằng trước tài năng và thành công của người khác chúng ta không nên ghen tị, mặc cảm, tự ti mà nên trân trọng, chia sẻ niềm vui thực sự chân thành. - Câu chuyện cho ta thấy tình cảm trong sáng, chân thành và lòng nhân hậu, độ lượng có thể giúp con người nhận rõ được những sai lầm của mình, tự vượt lên bản thân mình, làm cho con người xích lại gần nhau. - Văn bản còn cho ta thấy sức mạnh của nghệ thuật chân chính giúp con người tự hoàn thiện mình. Giám khảo căn cứ vào nội dung và bài làm của học sinh để cho điểm linh hoạt. Câu 3 (5,0điểm) A. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết xây dựng bố cục của bài văn miêu tả có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Dựa vào bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ,vận dụng phương pháp miêu tả, học sinh làm nổi bật hình ảnh của Bác Hồ. - Biết sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật. Văn viết chân thực, sinh động, có cảm xúc. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể triển khai theo nhiều trình tự miêu tả khác nhau song cần đảm bảo được những nội dung sau: I. Mở bài : Giới thiệu Bác Hồ, bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. II. Thân bài 1) Miêu tả hình dáng : a. Tả bao quát - Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu. b. Tả chi tiết - Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời - Khi chạm trán kẻ thù đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết. - Nước da ... - Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư. - Giọng nói nhẹ nhàng, ấm ấp, rõ ràng - Những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc. - Người Cha giản đơn và bình dị . 2) Miêu tả hoạt động,tính tình - Bác là người yêu nước, yêu dân sâu sắc, Người đã bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước.Bác sống giản dị, khiêm tốn ... - Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng . - Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người ) nhạy bén, nhìn xa trông rộng . - Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. - Trước mắt anh Đội viên, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. - Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối. - Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng III. Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt - Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau. - Kính trọng, biết ơn Bác - Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước . C. Biểu điểm chấm: - 5 điểm: Bài viết đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, hình ảnh chân thực, sinh động, diễn đạt tốt, miêu tả được ngoại hình, hoạt động, cử chỉ, lời nói, tính tình của Bác. - 4 điểm: Đảm bảo cơ bản những yêu cầu, biết miêu tả làm nổi bật hình ảnh ngoại hình, hoạt động, cử chỉ, lời nói, tính tình của Bác, biết vận dụng các biện pháp tu từ. Còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt. - 3 điểm: Đảm bảo được đúng đặc trưng của bài văn miêu tả, biết miêu tả sáng tạo. Còn một số lỗi về diễn đạt, có sử dụng các biện pháp tu từ song chưa thật hay. - 1 – 2 điểm: Đảm bảo được một nửa yêu cầu, viết sơ sài, hoặc thiên sang kể lại bài thơ, còn nhiều sai sót. - 0 điểm: Không viết bài hoặc sai cả nội dung và phương pháp. ------------------------- HẾT -------------------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2.doc