Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì này.
Câu 2: (2.5điểm)
Có ý khiến cho rằng : “ Việc để mất nước ta cuối thế kỉ XIX trách nhiệm thuộc về nhà Nguyễn”. Bằng hiểu biết lịch sử của mình em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 3: (2.5 điểm)
Qua những sự kiện lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản?
Câu 4: (2 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 150 phút) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm) Trên cơ sở trình bày ngắn gọn những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu, hãy rút ra nhận xét về những cống hiến của ông đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của đất nước thời kì này. Câu 2: (2.5điểm) Có ý khiến cho rằng : “ Việc để mất nước ta cuối thế kỉ XIX trách nhiệm thuộc về nhà Nguyễn”. Bằng hiểu biết lịch sử của mình em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 3: (2.5 điểm) Qua những sự kiện lịch sử đã học trong chương trình lịch sử Việt Nam lớp 8, em hãy trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế? So với phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế có những điểm gì khác biệt cơ bản? Câu 4: (2 điểm) Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới? –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM HSG MÔN LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2015 - 2016 Câu 1 Nội dung ( 3 điểm) * Sơ lược về tiểu sử Phan Bội Châu. - Phan Bội Châu ( 1867-1940) hiệu là Sào Nam. Ông sinh ra tại Nam Đàn – Nghệ An, là vùng đất có truyền thống cách mạng, ngay từ nhỏ ông đã tỏ rõ là người có chí hướng yêu nước. Từ năm 1902, ông đã vào Nam ra Bắc để liên lạc với những người cùng chí hướng 0, 5 * Những hoạt động cách mạng tiêu biểu. - Năm 1904, tại Quảng Nam, ông cùng với các đồng chí của mình thành lập Hội duy tân, hội chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập ở VN một chính thể Quân chủ lập hiến. Hội Duy Tân chủ trương tổ chức phong trào Đông Du nhưng thất bại, tuy vậy đã có những ảnh hưởng quan trọng tới phong trào đấu tranh thời kì này 0,5 - Viết nhiều sách, báo cổ động tinh thần yêu nước trong thanh thiếu niên và nhân dân, đồng thời tố cáo tội ác của giặc Pháp. Ông đã gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều lãnh tụ yêu nước trong nước và nước ngoài như: Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Tôn Trung Sơn. 0,5 - Do ảnh hưởng của cuộc CM Tân Hợi ở Trung Quốc(1911), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội và thành lập Việt Nam Quang phục hội (6/1912), với chủ trương “ đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. - Việt Nam Quang Phục hội chủ trương hoạt động dưới hình thức bạo động, khủng bố, ám sát cá nhân nhưng cơ bản không đạt được mục đích. 0,5 * Nhận xét. - Các hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động song cuối cùng đều thất bại đã thể hiện sự bế tắc về đường lối và biện pháp cứu nước trong điều kiện hoàn cảnh lúc đó, chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng. 0,5 - Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong tròa đấu tranh giành độc lập của nước ta lúc đó, khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, đồng thời là môth trong những tiền đề là xuất hiện những tư tưởng cứu nước mới ở giai đoạn sau. 0,5 Câu 2 Nội dung (2,5 điểm) * Hoàn cảnh quốc tế. - Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà phát triển mạnh mẽ rất cần thị trường và nguyên liệu sản xuất... - Một số nước Á, Phi, Mĩ la tinh đã trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. - Một số nước thì tìm con đường khác nhau để đối phó như: + Dùng bạo động vũ trang + Tiến hành cải cách mở cửa( Nhật Bản) + Thái Lan thì dùng con đường ngoại giao khôn khéo.. 0,25 0,25 0,25 * Hoàn cảnh trong nước. - Nhà nước phong kiến dưới thời Nguyễn đã lỗi thời, lạc hậu, vua quan ăn chơi xa đọa, đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. - Các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra . - Thực dân Pháp đem quân xâm lược khiến triều đình lún sâu vào khủng hoảng 0, 5 * Hành động của nhà Nguyễn. - Trong hoàn cảnh đó nhà Nguyễn vẫn dùng những chính sách phản động đối phó với nhân dân, không tập hợp đoàn kết dân tộc, không phát huy được sức mạnh của toàn dân . 0,25 - Một số sĩ phu tiến bộ đương thời đã đề ra những cải cách tiến bộ nhưng bị triều đình khước từ. Khiến cho nền kinh tế VN yếu kém mất khả năng tự vệ. 0,25 - Trên chiến trường nhà Nguyễn đã không cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng Pháp bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh và thắng Pháp. Ví dụ: + Năm 1861 trên chiến trường Gia Định. + Chiến thắng Cầu Giấy lần I và Lần II 0,2 5 - Có thể nói VN thời kì này có khả năng thoát khỏi ách đô hộ của thục dân Pháp nếu như nhà Nguyễn tiến hành các cuộc cải cách tiến bộ như Nhật Bản, hay đường lối ngoại giao mềm dẻo khôn khéo như Thái Lan. Nhưng nhà Nguyễn đã lún sâu vào con đường đối lập với nhân dân, run sợ trước thực dân Pháp khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ chỗ không tất yếu đến tất yếu. Như vậy trách nhiệm thuộc về nhà Nguyễn. 0,5 Câu 3 Nội dung (2,5 điểm) * Căn cứ: - Căn cứ: Yên Thế (vùng phía Tây tỉnh Bắc Giang) là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở. - Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp. 0,2 5 * Diễn biến: Cuộc khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn: - Gđ 1: 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ chưa có sự chỉ huy thống nhất. 0,25 - Gđ 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, lực lương giữa ta và Pháp chênh lệch - Đề Thám đã 2 lần phải xin giảng hoà với Pháp rồi chuẩn bị lương thực, xây dựng đồn điền Phồn Xương. Nhiều nghĩa sĩ yêu nướcm trong đó có Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám. 0,25 - Gđ 3: 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần. Đến tháng 2/ 1913 thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. 0,25 * Ý nghĩa: - Đây là cuộc k/n kéo dài nhất trong phong trào chống pháp cuối thế kỉ XIX vì đã tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân tren một địa bàn rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh nông dân mưu trí, dũng cảm. Kn Yên Thế không chịu ảnh hưởng của chiếu Cần Vương nhưng cũng mang tính chất dân tộc sau sắc. 0, 5 * Nguyên nhân thất bại: - Phong trào Cần Vương tan rã, TD Pháp có điều kiện để đàn áp KN Yên Thế. - KN bó hẹp trong một địa phương, lực lượng đơn thuần chỉ là nông dân. - Lực lượng nghĩa quân gặp nhiều bất lợi: bị tiêu hao dần, bị khủng bố, mất tiếp tế, thủ lĩnh thì bị ám sát. 0, 5 * Điểm khác so với các cuộc KN trong phong trào Cần Vương: - Địa bàn hoạt động: Trong phong trào Cần Vương ở trong vùng nhỏ hẹp, phân tánm thiếu lãnh đạo thống nhất. Trong phong trào Yên Thế, địa bàn càng về cuối càng được mỏ rộng, bao gồm nhân dân nhiều địa phương tham gia trực tiếp hay gián tiếp, sự lãnh đạo tập trung thống nhất hơn. 0,25 - Lãnh tụ KN YT đều xuất thân từ nông dân. KN YT nổ ra trước khi có chiếu Cần Vương, không chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) thì phong trào KN YT vẫn tiếp tục cho đến năm 1912 0,25 Câu 4 Nội dung 2 điểm * Bối cảnh lịch sử: - Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới. 0,25 - Cuộc khai thác thuộc địa ở VN lần thứ nhất là cho xã hội phân hóa sâu sắc , xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới( tư sản , tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nêm đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng các mạng. 0,25 - Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự lực tự cường của Nhật Bản trở thành nước TB giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước VN muốn học tập con đường của Nhật Bản. 0.25 - Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những tri thức nho học tiến bộ VN đã tiến hành cuộc vẫn động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản 0,25 * Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX. - Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt với con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới – xu hướng dân chủ tư sản. 0,5 - Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XX mà nó rất phong phú : vũ trang bạo động, vận động duy tân, mở trường dạy học, xuất bản sách báothu hút đông đảo quần chúng tham gia. 0,5
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2.doc