Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)

Câu 1: (3 điểm)

Hoàn cảnh và nội dung 4 bản Hiệp ước triều đình Nguyễn đã ký với thực dân Pháp?

Câu 2: (4 điểm)

 Bằng hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX:

1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

2. Theo em khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Câu 3: (3 điểm)     

          Nguyên nhân, diễn biến phong trào Cần Vương? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

doc 4 trang Huy Khiêm 29/11/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG 
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
Năm học 2014 - 2015
Môn : Lịch Sử - lớp 8
(Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (3 điểm)
Hoàn cảnh và nội dung 4 bản Hiệp ước triều đình Nguyễn đã ký với thực dân Pháp?
Câu 2: (4 điểm)
 Bằng hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cuối thế kỉ XIX:
1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
2. Theo em khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 3: (3 điểm) 
 	Nguyên nhân, diễn biến phong trào Cần Vương? Vì sao khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Hết
Họ và tên thí sinh: ........................................Số BD:  ............
Chữ kí của giám thị 1:....Chữ kí của giám thị 2: 
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 8 NĂM HỌC 2014-2015
Câu 
Nộ dung cần đạt
Biểu điểm
Câu 1 (3đ)
Hoàn cảnh và nội dung 4 bản Hiệp ước triều đình đã ký với thực dân Pháp?
*Hiệp ước Nhâm Tuất 
- Hoàn cảnh: Sau khi Pháp chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long, ngày 5-6-1862 triều đình ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
-Nội dung:
+Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn.
+Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán.
+Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô.
+Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
+Pháp trả lại Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
*.Hiếp ước Giáp Tuất 
- Hoàn cảnh: Sau trận Cầu Giấy 21-12-1873, triều đình ký với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.
- Nội dung:
+ Triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
+ Triều đình muốn quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào phải cho Pháp biết và được Pháp đồng ý.
+ Pháp sẽ rút hết quân đội khỏi Bắc Kỳ với điều kiện triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
*.Hiệp ước Hác măng 
- Hoàn cảnh: Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế hoảng hốt xin đình chiến, chấp nhận ký với Pháp Hiệp ước Hác măng 25-8-1883.
- Nội dung:
+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ.
+ Cắt Bình Thuận sát nhập Nam Kỳ, Thanh –Nghệ -Tĩnh sát nhập vào Bắc Kỳ.
+ Triều đình cai quản Trung Kỳ nhưng mọi việc phải qua viên khâm sứ người Pháp.
+ Công sứ Pháp thường xuyên kiểm tra công việc triều đình ở Bắc Kỳ.
+Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm.
+Triều đình rút quân đội ở Bắc Kỳ về Trung Kỳ.
*.Hiệp ước Pa-tơ-nốt
- Hoàn cảnh: Sau khi dập tắt phong trào kháng chiến, buộc nhà Thanh rút khỏi Bắc Kỳ, Pháp làm chủ tình thế, bắt triều đình ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6-6-1884.
- Nội dung:
+ Nước Việt nam thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp.
+ Trả lại Bình Thuận, Thanh – Nghệ - Tĩnh cho Trung Kỳ.
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
Câu 2 (4đ)
1. Nguyên nhân, diến biến, kết quả khởi nghĩa Yên thế:
* Nguyên nhân: Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp.
* Diễn biến: (3 giai đoạn).
- Gđ 1: 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ.
- Gđ 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, lực lương giữa ta và Pháp chênh lệch - Đề Thám đã 2 lần phải xin giảng hoà với Pháp rồi chuẩn bị lương thực, quân đội sẵn sàng chiến đấu và bắt liên lạc với các nhà yêu nước khác.
- Gđ 3: 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần.
* Kết quả: 10.2.1913 Đề thám bị ám sát, phong trào tan rã.
2..Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm:
- Mục tiêu chiến đấu không phải vì vua và khôi phục chế độ phong kiến mà là để bảo vệ cuộc sống của nhân dân
- Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi những người cùng cảnh ngộ, một lòng vì nghĩa quân.
- Nghĩa quân đều là những người nông dân cần cù, chất phát, yêu cuộc sống tự do
- Địa bàn cuộc khởi nghĩa ở vùng trung du: nghĩa quân có lối đánh linh hoạt.
- Khởi nghĩa kéo dài 30 năm gây cho địch nhiều tổn thất.
=>Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân. Có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du của thực dân Pháp.
0.5đ
0.25đ
0.75đ
0.5đ
0.5đ
1.5đ
Câu 3
(3đ)
 1. Nguyên nhân, diễn biến phong trào Cần Vương:
Nguyên nhân:
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại.
- 13.7.1885, Tại đây, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương với nội dung chính: Kêu gọi nhân dân giúp Vua cứu nước. Vì vậy đã làm bùng nổ phong trào kháng chiến lớn, sôi nổi và kéo dài đến cuối TK XIX được gọi là “Phong trào Cần Vương” 
 Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn.
* Giai đoạn 1: 1885-1888. 
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương, phong trào kháng chiến bùng lên rộng khắp ở Bắc và Trung Kì, có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nổ ra.
- TD Pháp ráo riết truy lùng- TT Thuyết đưa vua Hàm Nghỉa căn cứ Sơn Phòng, Phú Gia thuộc Hương, Khê Hà Tĩnh. Quân giặc nlùng sục, Ông lại đưa vua quay lại Quảng Bình- làm căn cứ chỉ huy chung phong trào khắp nơi.
- Trước những khó khăn ngày càng lớn, TT Thuyết sang Trung Quốc cầu viện (cuối 1886).
- Cuối 1888, quân Pháp có tay sai dẫn đường, đột nhập vào căn cứ, bắt sống vua Hàm Nghi và cho đi đày biệt xứ sang Angiêri (Châu Phi).
* Giai đoạn 2: 1888-1896 
- Vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào khởi nghĩa vũ trang vẫn tiếp tục phát triển.
- Nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động từ đồng bằng lên Trung du miền núi và quy tụ thành những cuộc KN lớn, khiến cho Pháp lo sợ và phải đối phó trong nhiều năm. (KN: B.Đình, Bãi Sậy, Hương Khê).
2. Khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương:
- Thời gian: tồn tại khoảng 10 năm.
- Quy mô lớn: khắp 4 tỉnh.
- Tính chất: quyết liệt chống Pháp và phong kiến.
- Lãnh đạo: thiên tài và có tư tưởng tiến bộ.
- Chuẩn bị chu đáo:
+ Chế tạo vũ khí.
+ Xây dựng quân đội thành quân thứ.
0.5đ
0.75đ
0.5
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2.doc