Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2.0 điểm). 

1) Lập các phương trình hóa học sau:

a) FexOy + CO Fe + CO2

b) CaO + H3PO4  →  Ca3(PO4)2 + H2O

c) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

d) Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O

2) Nguyên tử nguyên tố X có tổng các hạt là 64. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định nguyên tố X? 

Câu 2 (3 điểm).

          1) Có 4 lọ bị mất nhãn đựng 4 chất bột: Na2O, CaO, P2O5, Fe2O3. Hãy rình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất trên?

2) Biết rằng ở 200C, 43,75 gam KNO3 có thể hòa tan tối đa vào m gam nước để tạo thành 200 gam dung dịch KNO3 bão hòa.

a. Tính m.

b. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này.            

Câu 3 (3 điểm).

          1. Hợp chất sắt sunfua có chứa 63,64% Fe và 36,36% S. Xác định công thức hoá học của hợp chất sắt sunfua .

2. Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M (chưa rõ hóa trị) vào dung dịch axit HCl. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M.

doc 4 trang Huy Khiêm 23/11/2023 5680
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)

Đề thi chọn học sinh giỏi trường môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2014-2015  - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
 (Đề bài gồm 01trang)
Câu 1 (2.0 điểm). 
1) Lập các phương trình hóa học sau:
a) FexOy + CO Fe + CO2
b) CaO + H3PO4 → Ca3(PO4)2 + H2O
c) Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O
d) Al2O3 + HCl → AlCl3 + H2O
2) Nguyên tử nguyên tố X có tổng các hạt là 64. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định nguyên tố X? 
Câu 2 (3 điểm).
	1) Có 4 lọ bị mất nhãn đựng 4 chất bột: Na2O, CaO, P2O5, Fe2O3. Hãy rình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất trên?
2) Biết rằng ở 200C, 43,75 gam KNO3 có thể hòa tan tối đa vào m gam nước để tạo thành 200 gam dung dịch KNO3 bão hòa.
a. Tính m.
b. Tính độ tan của KNO3 ở nhiệt độ này. 
Câu 3 (3 điểm).
	1. Hợp chất sắt sunfua có chứa 63,64% Fe và 36,36% S. Xác định công thức hoá học của hợp chất sắt sunfua .
2. Hòa tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M (chưa rõ hóa trị) vào dung dịch axit HCl. Khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lít H2 (đktc). Xác định kim loại M.
Câu 4 (2 điểm). 
	Cho 8,3 gam hỗn hợp các kim loại sắt và nhôm tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng kết thúc, người ta thu được 5,6 lít khí ở (đktc).
Viết phương trình hóa học xảy ra?	
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
(Cho: Fe = 56; Cu = 64; Al = 27; Zn=65; P = 31; O = 16 ; H = 1; S=32; Na=23; Cl=35,5)
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên học sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Hóa học
Câu
Nội dung 
Điểm
1
2đ
1. Lập PTHH: 
a) FexOy + yCO xFe + yCO2
b) 3CaO + 2H3PO4 → Ca3(PO4)2 + 3H2O
c) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
d) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
2. Ta có: 2p + n = 46 (1)
 Mà: 2p – n = 14 (2)
Lấy (1) + (2) ta được: 4p = 60 p = e = 15 n = 16
Vì p = 15 nên X là nguyên tố Phốt pho (Kí hiệu P)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
3đ
1. Trích mẫu thử
+ Hòa tan các mẫu thử vào nước. Chất nào tan trong nước là Na2O, CaO, P2O5. 
+ Chất không tan là Fe2O3
PTHH:
 Na2O + H2O → 2NaOH 
 CaO + H2O → Ca(OH)2
 P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 
+ Dùng quỳ tím lần lượt thử với 3 dung dịch thu được :
- Dd làm đỏ quỳ tím là H3PO4 chất bột là P2O5
- Dd làm xanh quỳ tím là NaOH và Ca(OH)2
+ Sục khí CO2 vào dd làm xanh quỳ tím :
- Dd nào bị vẩn đục là dd Ca(OH)2 chất bột là CaO
 Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
- Dd không có hiện tượng gì là NaOH chất bột là Na2O
2. 
a. Khối lượng cần dùng là: mnước = 200 – 43,75 = 156,25 g
b. Độ tan của KNO3 ở 200C là : 
 43,75.100
SKNO3 = = 28g
 156,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
3
3đ
1. CTTQ: FexSy (x, y thuộc N*)
Biểu thức: 56x : 32y = 63,64% : 36,36%
Ta có: x : y = 63,64/56 : 36,36/32
 => x : y = 1,136 : 1,136
Vì x, y là những số nguyên dương nên: x : y = 1:1
 CTHH cần lập : FeS
2. Gọi n là hóa trị của M, ta có PTPƯ:
M + nHCl MCln + H2 	 
 Ta có : nH2 = = 0,25 	
Theo PTHH có: 	
	 nM = 2nH2 : n =0,5: n (mol)
MM = 16,25.n : 0,5 = 32,5n 
Hóa trị của kim loại có thể là I; II; III . Do đó ta xét bảng sau:
Lập bảng : 
 n	 1 	 2	3	
 m 32,5 65 97,5 
Trong các kim loại trên, thì Zn ứng với KLNT 65 là phù hợp.	
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5
0,5
0,25
0,25
4
2đ
a. Các phương trình hóa học
	2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)
 x	 1,5 x
 Fe + 2 HCl → FeCl2 + H2 (2)
 y	 y
b. Thành phần của hỗn hợp kim loại.
- Theo đề bài ta có số mol của 5.6 lít khí H2 ở đktc là:
 nH2 = 5.6 = 0,25 mol
 22.4 
- Gọi x và y lần lược là số mol Al và Fe có trong hỗn hợp. Từ các phản ứng trên ta có hệ phương trình đại số :
 27 x + 56 y = 8,3 x = 0,1 mol
 => 
 1,5 x + y = 0,25 y = 0,1 mol
- Vậy khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp là
 mAl = 27. 0,1 = 2,7 g
 mFe = 56. 0,1 = 5,6 g
- Thành phần của hỗn hợp là:
 2,7 . 100
% mAl = = 32,5 %
 8,3
 5,4 . 100
% mFe= = 67,5 %
 8,3
0,25 
0,25 
0,25
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
Ghi chú: 
- Học sinh làm cách khác cho điểm tương đương.
- Phương trình không cân bằng hoặc thiếu điều kiện trừ nửa số điểm của phương trình. 
 - Bài tập có phương trình viết sai hoặc không cân bằng thì không tính điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_truong_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2.doc