Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 01 (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm)
a) Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là gì? Sự khác biệt giữa di truyền độc lập với di truyền liên kết?
b) Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có các cây có kiểu gen AA, Aa với tỉ lệ 1: 2 Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo trong hai trường hợp sau:
- Tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ.
- Giao phấn ngẫu nhiên.
Câu 2 (1,5 điểm)
Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau:
Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, tròn.
Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Câu 3 (1,0 điểm)
Ở cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 nhiễm sắc thể bao gồm cả nhiễm sắc thể kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào, trong đó số nhiễm sắc thể kép nhiều hơn số nhiễm sắc thể đơn là 144. Hãy xác định:
a) Các tế bào đang ở kỳ nào của nguyên phân?
b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 01 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 01 ĐỀ THI HSG TỈNH LỚP 9 MÔN: SINH Thời gian làm bài: 150' ( Đề này gồm 07 câu, 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm) a) Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là gì? Sự khác biệt giữa di truyền độc lập với di truyền liên kết? b) Một quần thể cây ăn quả ở thế hệ xuất phát (P) có các cây có kiểu gen AA, Aa với tỉ lệ 1: 2 Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo trong hai trường hợp sau: - Tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. - Giao phấn ngẫu nhiên. Câu 2 (1,5 điểm) Người ta đã tiến hành các phép lai trên loài cà chua như sau: Phép lai 1: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả đỏ, dài thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 cây quả đỏ, tròn : 1 cây quả vàng, tròn. Phép lai 2: Cho lai giữa cây cà chua quả đỏ, tròn với cây cà chua quả vàng, tròn thu được kết quả ở đời con lai với tỉ lệ trung bình 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Câu 3 (1,0 điểm) Ở cải bắp có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Quan sát 1 nhóm tế bào gốc lá cải bắp đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 nhiễm sắc thể bao gồm cả nhiễm sắc thể kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào, trong đó số nhiễm sắc thể kép nhiều hơn số nhiễm sắc thể đơn là 144. Hãy xác định: a) Các tế bào đang ở kỳ nào của nguyên phân? b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu? Câu 4 (2,0 điểm) a) Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc này thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền? b) Một phân tử mARN có G = 620 (N) và A = X + U. Gen tổng hợp mARN nói trên có X = 1,5 T. Một trong hai mạch đơn có số Nu loại T chiếm 15% số Nu của mạch. - Tính chiều dài của gen - Số ribôNu từng loại của mARN? Câu 5 (1,0 điểm) Hãy so sánh các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền. Câu 6 (1,5điểm) Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, người có gen trội M không bị bệnh này. Gen M và m đều không có trên nhiễm sắc thể Y. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này. Biết bố, mẹ của cặp đồng sinh trên đều có máu đông bình thường và trong giảm phân ở cả bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy cho biết: a. Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích. b. Người bị bệnh nói trên thuộc giới tính nào? Vì sao? c. Trong các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến nào thường gây hại nhất tại sao? Câu 7 (1,0 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ hỗ trợ và mối quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài. Con người lợi dụng mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài vào trong cuộc sống và sản xuất như thế nào? Cho VD? ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 01 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG TỈNH LỚP 9 MÔN: SINH (hướng dẫn chấm gồm......trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a) (1 điểm) Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là gì? Sự khác biệt giữa di truyền độc lập với di truyền liên kết? Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không phụ thuộc vào nhau. Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của cặp tính trạng khác. 0,25 Phân ly độc lập Di truyền liên kết Mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể (hay 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau) Hai gen nằm trên 1 NST (hay 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng) 0,25 Sự di truyền của các tính trạng độc lập và không phụ thuộc vào nhau, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp Sự di truyền của các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau, không độc lập với nhau, hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 0,25 Các gen phân ly độc lập trong giảm phân tạo giao tử Các gen phân ly cùng nhau trong giảm phân tạo giao tử 0,25 b) (1 điểm) - Cây có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 1/3. Tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì tỉ lệ về kiểu gen vẫn không đổi = 1/3. - Cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 2/3 tự thụ phấn qua 3 thế hệ tỉ lệ dị hợp giảm còn: = = - Tỉ lệ đồng hợp AA = aa tăng khi cây có kiểu gen Aa tự thụ phấn qua 3 thế hệ là: AA = aa = = 0,25 - Vậy tỉ lệ về kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn là: - AA = ; Aa = ; aa = 0,25 1/3AA ® 1/3A 2/3Aa ® 2/3(1/2A; 1/2a) = 1/3A; 1/3a ------------------------------------------------ 2/3A; 1/3a 0,25 Khi cho giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ tiếp theo sẽ là: (2/3A:1/3a).(2/3A:1/3a) = 4/9AA:2/9Aa:2/3Aa:1/9aa = 4/9AA: 4/9Aa:1/9aa 0,25 2 (1,5 điểm) - Theo đề bài, sự di truyền của các tính trạng màu sắc và hình dạng quả tuân theo quy luật di truyền của Men đen. - Xét riêng sự di truyền của từng cặp tính trạng ta có: Ở phép lai 1: quả đỏ: quả vàng = 3:1 quả đỏ là trội so với quả vàng. Quy ước: A: đỏ; a: vàng. Ở phép lai 2: quả tròn: quả dài = 6:2 = 3:1 quả tròn là trội so với quả dài. Quy ước: B : tròn; b: dài. 0,5 1. Xét phép lai 1: - Ta có Quả đỏ quả đỏ 3 quả đỏ : 1 quả vàng Kiểu gen P : Aa Aa Quả tròn quả dài 100% quả tròn Kiểu gen P: BB bb. Vậy cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen là: (AaBB) và (Aabb). - Sơ đồ lai: P: AaBB Aabb GP: AB, aB Ab, ab F : 1 AABb : 2 AaBb : 1 aaBb KH: 3 quả đỏ, tròn : 1 quả vàng, tròn 0,5 2. Xét phép lai 2: - Ta có Quả đỏ : quả vàng = (3+1):(3+1) = 1: 1 là kết qủa của phép lai phân tích Kiểu gen của P: Aa aa Quả tròn: qủa dài = (3+3) : (1+1) = 3:1 Kiểu gen của P: Bb Bb Kiểu gen của bố, mẹ đem lai là: AaBb và aaBb - Sơ đồ lai: P: AaBb aaBb GP : AB, aB, Ab, ab aB, ab F: 1 AaBB : 2 AaBb : 1 Aabb : 1aaBB : 2 aaBb : 1 aabb. KH: 3 quả đỏ, tròn : 1 quả đỏ, dài : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, dài. 0,5 3 (1,0 điểm) a) Căn cứ vào dấu hiệu của NST: - NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → các tế bào đang ở kỳ giữa của guyên phân. - NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào → các tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân. 0,5 b) Gọi x là số NST kép, y là số NST đơn (x, y nguyên, dương) Theo bài ra: x + y = 720 x = 432 x – y = 144 y = 288 => Số tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân là: 432 : 18 = 24 tế bào 0,25 => Số tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là: 288 : (18 x 2) = 8 tế bào 0,25 4 (2,0 điểm) a) Nguyên tắc bổ sung: Nguyên tắc cặp đôi giữa các Nu trong đó A luôn liên kết với T qua 2 liên kết hiđro, G liên kết với X qua 3 liên kết hiđrô. 0,25 * Nguyên tắc này thể hiện trong các cơ chế di tryền sau: - Cơ chế tổng hợp ADN: Dưới tác dụng của enzim hai mạch của ADN tách nhau dần dần, các Nu của môi trường nội bào lần lượt liên kết với các Nu của 2 mạch gốc theo nguyên tắc A – T, G – X và ngược lai, kết quả tạo ra 2 phân tử ADN con giống hệt nhau và giống vơi ADN mẹ ban đầu. 0,25 - Cơ chế tổng hợp ARN: Gen tháo xoắn tách dần hai mạch đơn, các Nu trên mạch gốc vừa tách ra liên kết vơi các Nu tự do trong môi trường nộibào theo nguyên tắc A – U, G – X, X – G, T – A, để dần hình thành mạch ARN. 0,25 - Cơ chế tổng hợp prôtêin: Các Nu trên bộ ba đối mã khớp với các NU ở bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc A – U, G – X, X – G, U – A, 0,25 b) - Tính chiều dài của gen: Có X = 1,5T mà X + T = 50% ® A = T = 20%, G = X = 30% T1 = 15% ® T2 = 25% - Nếu mạch 1 là mạch gốc tổng hợp nên mARN Am = T1 = 15%, Um = A1 = T2 = 25% (loại vì theo bài ra Am = Xm + Um ® Am > Um) - Nếu mạch 2 là mạch gốc tổng hợp nên mARN Am = T2 = 25%; Um = A2 = T1 = 15% ( thoả mãn) Xm = Am – Um = 10% ® Gm = 100% - (15% + 25% + 10%) = 50% ® Số Nu của mARN = 620 x 100 : 50 = 1240 (ribôNu) Chiều dài của gen = 1240 x 3,4 = 4216 (A0) 0,5 - Số ribôNu từng loại: Am = 1240 x 25% = 310(ribôNu) Um = 1240 x 15% = 186(ribôNu) Gm = 1240 x 50% = 620(ribôNu) Xm = 1240 x 10% = 124(ribôNu) 0,5 5 (1,0 điểm) - Các loại biến dị đó là: thường biến và biến dị tổ hợp 0,25 Thường biến Biến dị tổ hợp - Là những biến đổi KH của cùng một KG, do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Là sự tổ hợp lại các tính trạng, do có sư tổ hơp lai các gen của p. 0,25 Biểu hiện đồng loạt, có hướng xác định. Xuất hiện ngẫu nhiên, riêng lẻ, không có hướng xác định. 0,25 Phát sinh trong đời cá thể, không di truyền được. Giúp cơ thể thích ứng kịp thời với môi trường. Xuất hiện qua sinh sản hữu tính, di truyền được. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống 0,25 6 (1,5 điểm) a. Dạng đồng sinh: - Cặp sinh đôi này là đồng sinh khác trứng - Giải thích: Hai người đồng sinh chỉ có 1 người bị bệnh chứng tỏ kiểu gen của họ khác nhau, suy ra họ được sinh ra từ 2 hợp tử khác nhau. 0.5 b. Giới tính của người bị bệnh: - Người mắc bệnh là nam. - Giải thích: Bố không mắc bệnh không thể cho giao tử Xm, mà nữ chỉ biểu hiện bệnh khi có kiểu gen XmXm -> người bị bệnh không thể là nữ. 0,5 c. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. Vì thường dẫn đến sự mất thông tin di truyền (mất một hoặc một số gen). 0,5 7 (1,0 điểm) * Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ hỗ trợ và mối quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài. - Mối quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ cả hai bên cùng có lợi hoặc ít nhất một bên có lợi còn bên kia không có hại. - Mối quan hệ đối địch là mối quan hệ cả hai bên cùng có hại hoặc ít nhất một bên bị hại còn bên kia có lợi. 0,5 * Con người lợi dụng mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài là: - Sử dụng một số loài sinh vật (như động vật ăn thịt hoặc kí sinh trùng) đó là dùng sinh vật có ích tiêu diệt sinh vật có hại để bảo vệ cây trồng và sức khoẻ con người Ví dụ: - Trong sản xuất: Nuôi ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa, kiến vống diệt sâu hại lá cây cam. - Trong cuộc sống: Nuội mèo để diệt chuột. Nuôi cá cảnh trong bể nước để diệt bọ gậy hạn chế sự sinh sản của muỗi. 0,5 -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_truong_thc.doc