Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 02 (Có đáp án)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng?
Câu 2 (2 điểm)
Chứng minh sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là nhờ có sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Câu 3 (2 điểm)
Chủ trương và biện pháp đối phó của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa dân quốc trong thời kì trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 02 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 02 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 02 ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH THCS LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 05 câu, 01 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) Lập bảng so sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng? Câu 2 (2 điểm) Chứng minh sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là nhờ có sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh. Câu 3 (2 điểm) Chủ trương và biện pháp đối phó của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa dân quốc trong thời kì trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4 điểm) Câu 4 (2 điểm) Khái quát vài nét về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Cu-ba từ năm 1959 đến nay. Theo em, cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam – Cu-ba ? Câu 5 (2 điểm) Em hãy nêu những mặt tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đang diễn ra hiện nay với cuộc sống con người? ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 02 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH THCS LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) So sánh hai xu hướng cứu nước bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về các mặt: chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, ảnh hưởng, kết quả, hạn chế và tác dụng: Tiêu chí Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Điểm Chủ trương Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Chủ trương bạo động, dựa vào Nhật (xin vũ khí, tiền bạc) để đánh lại Pháp. - Chủ trương ôn hoà và công khai. - Mở cuộc vận động cải cách trong nước để chống lại Pháp, khai trí, mở ngành công thương nghiệp tự cường. 0,5 điểm Biện pháp Lập hội Duy Tân (1904) đưa học sinh Việt Nam sang Nhật để du học sau này về cứu nước. Cải cách để cứu nước với những hình thức đấu tranh phong phú như: mở trường học, diễn thuyết, đả kích quan lại xấu, cổ vũ cho việc mở mang công thương nghiệp. 0,25 điểm Khả năng thực hiện Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản là khó có khả năng thực hiện được. Không thể thực hiện được vì trái với đường lối của Pháp. 0,25 điểm Ảnh hưởng Phong trào được nhiều người hưởng ứng. Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh dẫn đến phong trào trốn đi phu, chống sưu thế diễn ra rầm rộ ở Trung Kì năm 1908. 0,25 điểm Kết quả Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phá hoại. Phong trào Đông Du tan rã vào năm 1909. Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ tù đày những người yêu nước. Phan Châu Trinh bị giặc Pháp đày ra Côn Đảo (1908) 0,25 điểm Hạn chế Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận rõ kẻ thù nên chủ trương đưa Nhật để chống Pháp là sai lầm, nguy hiểm. Chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chống Pháp bằng cách hô hào Duy Tân cải cách, xu hướng bắt tay với Pháp. 0,25 điểm Tác dụng Khuấy động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc. - Cổ vũ tinh thần học tập tự cường. - Giáo dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến, bỏ cũ theo mới. 0,25 điểm 2 (2 điểm) ` * Chứng minh sự thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là nhờ có sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh : - Giữa tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện làm cho thời cơ của một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta hoàn toàn chín muồi. 0,25 điểm - Trước thời cơ đó, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có chủ trương kịp thời, đúng đắn và sáng tạo: 0,25 điểm + Phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. 0,25 điểm + Với tư cách là người làm chủ nước nhà, ta sẽ đón tiếp quân Đồng minh vào làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật để hạn chế sự phá hoại của chúng. 0,25 điểm * Chủ trương đó được thể hiện: - Đêm 13, rạng ngày 14/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc đã ra Quân lệnh số 1 phát động toàn dân tổng khởi nghĩa. 0,25 điểm - Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa. 0,25 điểm à Chủ trương của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đáp ứng được nguyện vọng của toàn thể dân tộc, quần chúng cách mạng nước ta đã vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền, đưa cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng trong 15 ngày 0,5 điểm 3 (2 điểm) - Chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa dân quốc trong thời gian trước và sau ngày 06/3/1946 có điểm khác nhau: + Trước ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ ta hòa hoãn, nhân nhượng với Trung Hoa dân quốc, kiên quyết chống Pháp ở miền nam. 0,5 điểm + Sau ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ ta hòa hoãn, nhân nhượng với Pháp để đuổi 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước (thông qua Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và bản Tạm ước 14/9/1946). 0,5 điểm - Lý do có điểm khác nhau đó là: + Để tránh tình thế bất lợi cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. 0,25 điểm + Do tình hình thay đổi: Pháp cấu kết với Trung Hoa dân quốc, để quân Pháp ra miền bắc thay thế Trung Quốc 0,25 điểm + Ta loại được một kẻ thù nguy hiểm là Trung Hoa dân quốc 0,25 điểm + Tranh thủ được thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng chống Pháp 0,25 điểm 4 (2 điểm) * Khái quát vài nét về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân Cu-ba từ năm 1959 đến nay : - Những năm 1959 – 1961, Cu-ba tiến hành cải cách dân chủ, quốc hữu hóa xí nghiệp, thực hiện quyền tự do, dân chủ và đập tan âm mưu phá hoại của đế quốc Mĩ. 0,25 điểm - Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ. 0,25 điểm - Từ năm 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế 0,25 điểm - Mặc dù từng bị Mĩ bao vây, cấm vận và những khó khăn về tinh thần và vật chất do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô nhưng Cu-ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, Mĩ và Cu-ba đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đây sẽ là cơ hội để kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật Cu-ba có điều kiện thuận lợi để phát triển 0,25 điểm * Cơ sở của tình hữu nghị Việt Nam – Cu-ba: - Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc, hai nước đều có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập, cả Việt Nam và Cu-ba đều chung mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội. 0,25 điểm - Cả hai nước đều do Đảng cộng sản lãnh đạo. 0,25 điểm - Mối quan hệ Việt Nam – Cu-ba được thiết lập từ năm 1960. Cả hai dân tộc đã có nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung. Phi-đen đã từng nói: “Vì Việt Nam, Cu-ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em 0,5 điểm 5 (2 điểm) * Những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với cuộc sống con người: (1,0 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người. 0,25 điểm - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đưa lại những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. 0,5 điểm - Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hóa mới và tiện nghi sinh hoạt mới. 0,25 điểm * Những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật với cuộc sống con người: (1,0 điểm) - Việc chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. 0,25 điểm - Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông, hồ và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử. 0,25 điểm - Tai nạn giao thông và tai nạn lao động. 0,25 điểm - Dịch bệnh mới cùng với những đe dọa về đạo đức, xã hội và an ninh đối với con người. 0,25 điểm -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs.doc