Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 01 (Có đáp án)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
Hãy so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 - 1914) với cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam qua các tiêu chí hoàn cảnh, mục đích, hệ quả, tác động.
Câu 2 (2 điểm)
Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày những nét chính về tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945?
B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4 điểm)
Câu 4 (2 điểm)
Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Vũ Hữu - Mã đề 01 (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 01 ĐỀ THI CHỌN HSG TỈNH THCS LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 05 câu, 01 trang) A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) Hãy so sánh cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 - 1914) với cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam qua các tiêu chí hoàn cảnh, mục đích, hệ quả, tác động. Câu 2 (2 điểm) Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam? Câu 3 (2 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945? B. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (4 điểm) Câu 4 (2 điểm) Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX? Việt Nam có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay? Câu 5 (2 điểm) Nêu nhiệm vụ chính, vai trò của Liên hợp quốc trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay? Việt Nam tham gia Liên hợp quốc trong thời gian nào? Nêu tên những cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc đã và đang hoạt động ở Việt Nam? ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS VŨ HỮU MÃ ĐỀ 01 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TỈNH THCS LỚP 9 MÔN: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2 điểm) So sánh cuộc khai thác thuộc địa lần 1 (1897 - 1914) với cuộc khai thác thuộc địa lần 2 (1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam qua các tiêu chí hoàn cảnh, mục đích, hệ quả, tác động. Tiêu chí Cuộc khai thác thuộc địa lần 1(1897 - 1914) Cuộc khai thác thuộc địa lần 2(1919 - 1929) Điểm Hoàn cảnh Sau khi thực hiện xong việc bình định về quân sự, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa lần 1. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918), Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam. 0, 5 điểm Mục đích - Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạc. - Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của Pháp. Ngoài khai thác tài nguyên thiên nhiên, Pháp còn nhằm bù đắp thiệt hại trong chiến tranh và khôi phục lại địa vị trong giới tư bản. 0, 5 điểm Hệ quả - Làm cho kinh tế Việt Nam què quặt, ngày càng phụ thuộc và chính quốc. - Làm cho kinh tế nước ta bị cột chặt vào kinh tế Pháp, Đông Dương trở thành thị trường độc chiếm của Pháp. 0,5 điểm Tác động - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu du nhập vào Việt Nam tồn tại cùng với phương thức sản xuất phong kiến. - Xã hội Việt Nam bắt đầu phân chia giai cấp. - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục du nhập vào Việt Nam, hình thái kinh tế chuyển đổi rõ rệt từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa. - Xã hội Việt Nam có sự phân hóa rõ rệt về giai cấp. 0,5 điểm 2 (2 điểm) Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam: - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. 0,25 điểm - Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX 0,5 điểm - Đảng ra đời đã khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân 0,25 điểm - Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. 0,25 điểm - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, nhận được sự đồng tình ủng hộ của cách mạng thế giới, tạo thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. 0,25 điểm - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và của dân tộc Việt Nam 0,5 điểm 3 (2 điểm) Những nét chính về tình hình nước ta trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945: * Thuận lợi: (0,5 điểm) - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển, lực lượng so sánh trên thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng. 0,25 điểm - Đảng ra lãnh đạo công khai; nhân dân ta được hưởng không khí tự do, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch nên phấn khởi, gắn bó với cách mạng, quyết tâm bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám. 0,25 điểm * Khó khăn: (1,5 điểm) - Đối nội: (1,0 điểm) + Nạn đói vẫn tiếp tục đe dọa 0,25 điểm + Nạn dốt: trên 90% dân số mù chữ 0,25 điểm + Ngân quỹ trống rỗng, lạm phát gia tăng, giá sinh hoạt đắt đỏ 0,25 điểm + Bọn phản cách mạng như Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt tăng cường chống phá cách mạng, cướp chính quyền ở nhiều nơi làm cho xã hội mất an ninh. 0,25 điểm - Đối ngoại: (0,5 điểm) + Miền Bắc: 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc kéo vào gây khó khăn cho ta. 0,25 điểm + Miền Nam: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dung túng cho Pháp trở lại xâm lược miền Nam (ngày 23/9/1945, Pháp đánh Nam Bộ). à Những khó khăn ấy đang đe dọa sự tồn vong của chính quyền cách mạng. Chính quyền cách mạng đang đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. 0,25 điểm 4 (2 điểm) * Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Sự tăng trưởng “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là do những nguyên nhân sau đây: (1,0 điểm) - Do những cải cách dân chủ được tiến hành từ năm 1946, những điều kiện quốc tế thuận lợi, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại 0,25 điểm - Do truyền thống văn hóa giáo dục của người Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới, giữ gìn bản sắc dân tộc. 0,25 điểm - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ti, vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển 0,25 điểm - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động 0,25 điểm * Việt Nam có thể rút ra được kinh nghiệm (1,0 điểm) - Tiếp thu những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại 0,25 điểm - Coi trọng nhân tố con người, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa 0,5 điểm - Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lược phát triển 0,25 điểm 5 (2 điểm) - Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay là : (0,75điểm) + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 0,25 điểm + Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc. 0,25 điểm + Thực hiện sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo 0,25 điểm - Vai trò của Liên hợp quốc: (0,75 điểm) + Từ năm 1945 đến nay, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất giữ vai trò trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế. 0,25 điểm + Góp phần giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực. 0,25 điểm + Phát triển các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội giữa các nước thành viên. Để thực hiện tốt vai trò của mình, hiện nay Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách 0,25 điểm - Việt Nam tham gia Liên hợp quốc từ tháng 9/ 1977. 0,25 điểm - Tên một số tổ chức đã và đang hoạt động tại Việt Nam là: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Chương trình Lương thực (PAM), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực (FAO), Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF), Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học (UNESCO) (Lưu ý: Học sinh nêu ít nhất hai tổ chức, chương trình song học sinh có thể nêu tên những chương trình, tổ chức khác) 0,25 điểm -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_truong_thcs.doc