Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lí Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1: (2 điểm)
a) Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất trong ngày đông chí (22/12)
b) Qua hình vẽ hãy trình bày và giải thích độ dài của ngày,đêm ở các vĩ độ khác nhau trong ngày 22/12
Câu 2: (2 điểm)
Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng địa hình, sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 3: (1 điểm)
Đô thị hóa là một nét đặc trưng của các nước đang phát triển như Việt Nam. Em hãy trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
Câu 4: (3 điểm)
Bảng số liệu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1985 – 2003
(Đơn vị: Nghìn ha)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lí Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lí Lớp 9 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS ........... MÃ ĐỀ .. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 MÔN:ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 150 phút ( Đề này gồm 05 câu, 01 trang) Câu 1: (2 điểm) a) Vẽ hình thể hiện vị trí của Trái Đất trong ngày đông chí (22/12) b) Qua hình vẽ hãy trình bày và giải thích độ dài của ngày,đêm ở các vĩ độ khác nhau trong ngày 22/12 Câu 2: (2 điểm) Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng địa hình, sông ngòi nước ta chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm. Câu 3: (1 điểm) Đô thị hóa là một nét đặc trưng của các nước đang phát triển như Việt Nam. Em hãy trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay. Câu 4: (3 điểm) Bảng số liệu diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1985 – 2003 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 1999 2000 2003 Cây công nghiệp hàng năm 600 542 668 789 729 805 Cây công nghiệp lâu năm 470 657 711 1138 1250 1257 (Nguồn niên giám thống kê – CNXHCN Việt Nam – NXB thống kê) a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta giai đoạn 1985 – 2003. b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta trong giai đoạn trên. Câu 5: (2 điểm) Chứng minh và giải thích đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn ở nước ta. ------------Hết---------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG TRƯỜNG THCS ........... MÃ ĐỀ . HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 MÔN:Địa lí (hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm Câu 1 (2 điểm) a. (1 điểm) - Độ nghiêng của trục TĐ, mũi tên chỉ hướng quay của TĐ quanh trục - Tia sáng MT vuông góc với chí tuyến Nam và đến được các địa điểm trên TĐ từ vòng cực Bắc -> Cực Nam (từ Vòng cực Bắc -> Cực Bắc không được chiếu sáng) - Nửa TĐ là ngày, nửa TĐ là đêm - Ghi đủ các vĩ độ của các chí tuyến và vòng cực, đường xích đạo 0,25 0,25 0,25 0,25 b. (1 điểm) - Các địa điểm trên xích đạo ngày = đêm do đường phân chia sáng tối và xích đạo cắt nhau tại điểm giữa nên phần được chiếu sáng và phần trong bóng tối bằng nhau. - Các địa điểm từ xích đạo -> Vòng cực Bắc ngày ngắn, đêm dài do NCB chếch xa MT nên có diện chiếu sáng hẹp, thời gian chiếu sáng ngắn - Các địa điểm từ Vòng cực Bắc -> cực Bắc có đêm dài 24 giờ do đường phân chí sáng tối đi trước vòng cực Bắc nên các địa điểm từ Vòng cực Bắc -> cực Bắc không được chiếu sáng trong suốt 24 giờ. - Các địa điểm từ xích đạo -> Vòng cực Nam có ngày dài, đêm ngắn do NCN gền MT, ánh sáng MT chiếu vuông góc với mặt đất ở chí tuyến Nam nên có diện chiếu sáng rộng, thời gian chiếu sáng dài - Các địa điểm từ Vòng cực Nam -> cực Nam có ngày dài 24 giờ do đường phân chí sáng tối đi sau vòng cực Nam nên các địa điểm từ Vòng cực Nam -> cực Nam được chiếu sáng trong suốt 24 giờ. 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Câu 2 (2 điểm) * T/c nhiệt đới gió mùa ẩm - Nền nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm không khí lớn, thay dổi theo mùa - Trong năm có hai mùa gió với tính chất khác nhau 0,25 * Địa hình mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm - Bề mặt địa hình các khối núi bị chia cắt mạnh, trong lòng núi đã hình thành các hang động rộng lớn đó là kiểu địa hình Caxtơ rất độc đáo – do môi trường nóng ẩm đất đá bị phong hóa mạnh, lượng mưa lớn đã cắt xẻ, xâm thực các khối núi, nước ngầm đục khoét vào lòng núi - Địa hình vùng đồi, núi có xu hướng hạ thấp, san bằng. Địa hình đồng bằng được mở rộng do lượng mưa lớn đã đẩy nhanh tốc độ xói mòn ở các khu vực địa hình cao và bồi đắp ở các khu vực thấp hình thành và mở rộng các đồng bằng phù sa trẻ - Trên bề mặt địa hình có rừng cây rậm rạp che phủ, dưới rừng là lớp vỏ phong hóa dày vụn bở - do môi trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển và đẩy nhanh quá trình phân hủy 0,25 0,25 0,25 * Sông ngòi mang t/c nhiệt đới gió mùa ẩm - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước sông lớn – do có lượng mưa trong năm lớn. - Sông ngòi có hai mùa nước trong năm (lũ, cạn), mùa lũ chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm – do khí hậu trong năm có hai mùa (mưa, khô), trong mùa mưa lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm - Sông ngòi có nhiều phù sa, tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước 200 triệu tấn/năm...- do có lượng mưa lớn lại chủ yếu là mưa rào tập trung theo mùa trong thời gian ngắn đẩy nhanh tốc độ xói mòn, rửa trôi làm tăng lượng phù sa - Sông ngòi không bị đóng băng – do có nền nhiệt độ cao quanh năm không đủ điều kiện để nước sông bị đóng băng. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1 điểm) - Quá trình đô thị hóa ở nước ta thể hiện ở việc mở rộng qui mô các thành phố, xuất hiện thêm các đô thị có qui mô nhỏ và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn 0,5 - Quá trình đô thị hóa ở nước ta còn thấp thể hiện qua tỉ lệ dân đô thị còn chiếm tỉ lệ thấp và tăng chậm. Các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. 0,5 Câu 4 (3 điểm) a. (1,5 điểm) - Học sinh xử lí số liệu ra đơn vị (%) và lập bảng số liệu trong bài thi 0,5 - Biểu đồ miền (gồm 2 miền: Cây công nghiệp hàng năm và lâu năm) - Trục dọc đơn vị (%), trục ngang thể hiện (năm) - Khoảng cách năm không đều nhau (phụ thuộc vào thời gian mỗi giai đoạn). - Trong mỗi miền có ghi số liệu đúng vị trí, có tên và chú giải. (Thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm, khoảng cánh năm không chính xác trừ 0,5 điểm. Biểu đồ dạng khác không chấm) 1,0 b. (1,5 điểm) - Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm của nước ta đều tăng trong giai đoạn 1985 – 2003, nhưng tốc độ tăng khác nhau (CMSL nghìn ha, số lần) - Cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm mạnh (CMSL), Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (CMLL) 0,25 0,25 * Cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng nhanh về diện tích và trong cơ cấu cây công nghiệp ở nước ta vì: - Có nhiều thế mạnh về tự nhiên, những năm qua đã phát huy được (Đất peralit, đất phù sa cổ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hóa theo độ cao, nguồn nước tưới khá dồi dào) - Lao động có kinh nghiệm, Cơ sở vật chất (hệ thống cung cấp nước tưới, dịch vụ trong trồng trọt...) đặc biệt xuất hiện ngày các nhiều các cơ sở chế biến... - Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển cây công nghiệp hàng hóa của nhà Nước, thị trường mở rộng... - Là loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và phân bố lại dân cư 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 (2 điểm) - Là vùng sản xuất lúa lớn nhất trong cả nước năm 2002 có diện tích trồng lúa 3834,8 nghìn ha, sản lượng 17,7 triệu tấn chiếm trên 50% sản lượng lúa của cả nước, cũng năm 2002 bình quân lương thực/đầu người toàn vùng là 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình của cả nước. Vì vậy Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam. - Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới : xoài, cam, bưởi, sầu riêng... - Nghề nuôi lợn và vịt đàn phát triển mạnh với đàn vịt lớn nhất trong cả nước, là vùng trọng điểm lớn thứ hai trong cả nước về nuôi lợn. - Có ngành thủy sản phát triển nhất trong cả nước bao gồm cả thủy sản khai thác và nuôi trồng, chiếm trên 50% trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước. - Ngoài ra vùng còn trồng nhiều các cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đậu tương, trồng rau xanh, chăn nuôi trâu bò và gia cầm. 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 - Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất phù sa, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước dồi dào, địa hình khá bằng phẳng thuận lợi phát triển sản xuất lúa và cây ăn quả và các loại cây khác. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, vùng biển rộng, ấm ngư trường Cà mau – Kiên Giang trữ lượng thủy sản lớn... thuận lợi phát triển ngành khai thác nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ, nước ngọt. - Sông ngòi, kênh rạch dày đặc và nhiều vùng địa hình trũng là điều kiện thuận lợi để chăn thả vịt đàn, với nguồn thức ăn phong phú từ lương thực, thực phẩm cũng là điều kiện tốt để chăn nuôi lợn, và gia cầm. - Các điều kiện về kinh tế- xã hội: Lao động dồi dào, có kinh nghiệm, cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng đang phát triển, có nhiều chính sách ưu tiên sản xuất nông sản hàng hóa, thị trường mở rộng... thúc đẩy các ngành sản xuất lương thực thực phẩm của vùng phát triển 0,25 0,25 0,25 0,25 -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_dia_li_lop_9_phong_gddt_b.doc