Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương

 

Câu 1 (2 điểm)

a. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?

b. Theo quan điểm của Menđen, các nhân tố di truyền tồn tại và vận động như thế nào?

Câu 2 (1,5 điểm)

a. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính ?

b. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau:  Aa Ee XX. 

Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó? 

Câu 3 (1,5 điểm)

Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở những điểm nào? Những yếu tố cấu trúc và cơ chế sinh học nào giúp  duy trì ổn định cấu trúc ADN?

Câu 4 (1 điểm)

a. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Giải thích.

b. Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?

Câu 5 (1,5 điểm)

a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường.

b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?

doc 1 trang Huy Khiêm 16/11/2023 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2012-2013 - Sở GD&ĐT Hải Dương
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HẢI DƯƠNG
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút 
Đề thi gồm: 01 trang
Ngày thi: 27/03/2013
Câu 1 (2 điểm)
a. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
b. Theo quan điểm của Menđen, các nhân tố di truyền tồn tại và vận động như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính ?
b. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa Ee XX. 
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó? 
Câu 3 (1,5 điểm)
Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở những điểm nào? Những yếu tố cấu trúc và cơ chế sinh học nào giúp duy trì ổn định cấu trúc ADN?
Câu 4 (1 điểm)
a. Trong các dạng đột biến cấu trúc NST thì dạng nào gây hậu quả lớn nhất? Giải thích.
b. Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?
Câu 5 (1,5 điểm)
a. Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con: đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh, đều là con gái bình thường.
b. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
Câu 6 (1,5 điểm)
a. Nhóm tuổi của quần thể có thể thay đổi không và giải thích? Nêu sự khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già? 
b. Vào mùa xuân người ta thả một đôi sóc trưởng thành (1 đực, 1 cái) vào đồng cỏ mới có nhiều sinh vật khác cùng sống, cho biết tuổi đẻ của sóc là 1 năm. Giả sử mỗi năm con cái đẻ được 4 con (2 đực, 2 cái). Theo lý thuyết số lượng cá thể sóc sau 5 năm là bao nhiêu? Trong thực tế số lượng sóc có thể tăng được như vậy không và giải thích?
Câu 7 (1 điểm)
Quả hình tròn ở cà chua là tính trạng trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Khi lai cà chua quả tròn với nhau, người ta thu được toàn bộ các cây F1 có quả tròn. Lai các cây F1 với nhau được F2 có cả quả tròn và quả bầu dục.
a. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của P và F1.
b. Xác định tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình có thể có ở F1 và F2.	
---------------------------Hết---------------------------
Họ và tên thí sinh:.........................................................Số báo danh:.................
 Chữ kí của giám thị 1:........................... Chữ kí của giám thị 2:.........................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_thcs_mon_sinh_hoc_nam_h.doc