Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tham gia? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào.
Câu 2 (2,0 điểm):
Bằng sự hiểu biết của bản thân về lịch sử nước ta giai đoạn 1939-1945, em hãy:
a. Phân tích các yếu tố tạo thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945.
b. Chủ trương của Đảng tiến hành chớp thời cơ.
Câu 3 (2,0 điểm):
Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với hiệp định Giơnevơ 1954.
Câu 4 (2,0 điểm):
Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay:
a. Nêu nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS môn Lịch sử - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH HẢI DƯƠNG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Lịch sử Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 20 tháng 3 năm 2014 Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đã thu hút được nhiều tầng lớp xã hội khác nhau tham gia? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào. Câu 2 (2,0 điểm): Bằng sự hiểu biết của bản thân về lịch sử nước ta giai đoạn 1939-1945, em hãy: a. Phân tích các yếu tố tạo thời cơ cách mạng tháng Tám năm 1945. b. Chủ trương của Đảng tiến hành chớp thời cơ. Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày ngắn gọn diễn biến, kết quả chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với hiệp định Giơnevơ 1954. Câu 4 (2,0 điểm): Qua công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay: a. Nêu nội dung đường lối cải cách - mở cửa và thành tựu. b. Liên hệ với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985-1991), rút ra điểm khác? Câu 5 (2,0 điểm): Hãy nêu những biểu hiện của tình trạng "chiến tranh lạnh" và hậu quả của nó. Nguyên nhân chấm dứt "chiến tranh lạnh". Hết. Họ và tên thí sinh .Số báo danh Chữ kí của giám thị 1 Chữ kí của giám thị 2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm 5 câu. gồm 4 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Hướng dẫn chung 1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong Hướng dân chấm thì vẫn cho điểm như hướng dẫn qui định 2. Ở từng câu. từng ý chỉ cho điểm tối đa khi: + Trả lời đúng. có diễn giải cụ thể + Diễn đạt tốt. chữ viết rõ ràng. đúng chính tả 3. Sau khi cộng điểm toàn bài không làm tròn số. để điểm lẻ đến 0.25 Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm 1 (2.0 điểm) * Vì sao phong trào Cần Vương thu hút... - Các văn thân. sĩ phu lãnh đạo hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi đứng lên chống Pháp muốn khôi phục lại vương triều phong kiến 0.25 - Chiếu Cần Vương phù hợp và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân ta là đánh Pháp. giành độc lập dân tộc... 0.25 - Nhân dân ta khâm phục tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi. Tôn Thất Thuyết và các văn thân. sĩ phu 0.25 * Nguyên nhân thất bại: - Khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam 0.25 - Chủ quan: + Các cuộc khởi nghĩa chưa có sự liên kết. thiếu sự chỉ huy thống nhất. + Thế lực phong kiến đang suy tàn. không có đường lối lãnh đạo đúng đắn. 0.5 * Ý nghĩa lịch sử: - Thể hiện tinh thần yêu nước. đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta - Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. là tiền đề cho phong trào đấu tranh ở đầu thế kỉ XX 0.5 2 (2.0điểm) a. Các yếu tố tạo thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945: * Điều kiện khách quan: - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp. Ngày 9-3-1945. Nhật bất ngờ đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương. 0.25 - Tháng 5 - 1945. phát xít Đức bị tiêu diệt ở châu Âu. Tháng 8- 1945. phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện; chính quyền tay sai thân Nhật hoang mang. Trong khi đó. quân đội Đồng minh chưa vào Đông Dương. 0.25 * Điều kiện chủ quan: - Dưới ách thống trị của Nhật - Pháp. đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng cực khổ. mâu thuẫn với Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc. muốn vùng dậy giành độc lập. tự do... 0.25 - Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (tháng 5-1941). Đảng ta đã đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. chủ trương xây dựng các lực lượng cách mạng. 0.25 - Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945. Đảng ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". phát động cao trào kháng Nhật. cứu nước trong toàn quốc 0.25 - Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh. cao trào kháng Nhật diễn ra sôi nổi. khí thế cách mạng đã sôi sục. quần chúng sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 0.25 b. Chủ trương của Đảng tiến hành chớp thời cơ: - Ngay khi nghe tin Nhật đầu hàng. Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 14-15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập. ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy 0.25 - Đại hội Quốc dân được họp tại Tân Trào ngày 16/8/1945 đã nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa. thông qua 10 chính sách của Việt Minh. thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch 0.25 3 (2.0 điểm) a. Diễn biến. kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954: - Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13-3-1954 đến 7-5-1954 và được chia làm 3 đợt: 0.25 + Đợt 1: quân ta tiến công. tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. .. 0.25 + Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt các vị trí phòng thủ phía đông phân khu Trung tâm... 0.25 + Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7-5. ta đánh vào Sở chỉ huy địch.17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954. tướng Đờ Cát-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch ra đầu hàng. chiến dịch hoàn toàn thắng lợi. 0.25 - Trong gần hai tháng chiến đấu. ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của địch. loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên. bắn rơi và bắn cháy 62 máy bay... 0.25 b. Mối quan hệ.... - Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao. thắng lợi đã đập tan ý chí xâm lược. cố gắng quân sự cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao. 0.25 - Đây là thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán. kí hiệp định Giơnevơ 1954. 0.25 - Là chiến thắng quyết định kết thúc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp một cách gián tiếp thông qua hiệp định hòa hoãn Giơnevơ. 0.25 4 (2.0 điểm) a. Nội dung đường lối cải cách-mở cửa. thành tựu: - Nội dung: + Tháng 12-1978. Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cho công cuộc cải cách kinh tế- xã hội của đất nước. 0.25 + Chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. thực hiện cải cách - mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước 0.25 - Thành tựu: + Sau 20 năm cải cách- mở cửa (1979-2000). nền kinh tế phát triển nhanh chóng. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới 0.25 + Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trung bình hằng năm 9.6%. đạt giá trị 8740.4 tỉ nhân dân tệ. đứng hàng thứ bảy trên thế giới 0.25 + Trên lĩnh vực đối ngoại. Trung Quốc thu được nhiều kết quả. góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế (từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX. bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. Việt Nam. thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công. Ma Cao) 0.5 b. Liên hệ - Trung Quốc lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Kết quả sau hơn 20 năm cải cách-mở cửa. Trung Quốc ngày càng phát triển 0.25 - Liên Xô đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng chưa thực hiện được gì. những cải tổ về chính trị- xã hội lại được đẩy mạnh. xóa bỏ chế độ một ĐảngKết quả công cuộc cải tổ bị thất bại. chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ. 0.25 5 (2.0 điểm) * Biểu hiện của tình trạng "chiến tranh lạnh': - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Liên Xô và Mĩ chuyển từ liên minh chống phát xít sang tình trạng ngày càng mâu thuẫn đối đầu. Đó là tình trạng 'chiến tranh lạnh" giữa hai phe 0.25 - Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang. tăng cường ngân sách quân sự. thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. đàn áp các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 0.5 - Trước tình hình bị đe dọa đó. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa buộc phải tăng ngân sách quốc phòng. củng cố khả năng phòng thủ của mình. 0.25 * Hậu quả của 'chiến tranh lạnh": - Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới 0.25 - Tuy đang trong thời kì hòa bình nhưng các cường quốc phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để chạy đua vũ trang. trong khi nhân loại còn bao đói nghèo 0.25 *Nguyên nhân chấm dứt "chiến tranh lạnh': - Cả thế và lực của Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm. sự vươn lên cạnh tranh của các nước Tây Âu và Nhật Bản 0.25 - Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật và quan hệ quốc tế chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại 0.25 .Hết..
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_lop_9_thcs_mon_lich_su_nam_ho.doc