Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý cấp THCS - Năm học 2014-2015
Bài 1:
Để ngồi dưới hầm có thể quan sát được các vật trên mặt đất người ta dùng một kính Tiềm vọng gồm hai gương phẳng G1, G2 đặt song song với nhau và nghiêng góc 450 so với phương ngang. Khoảng cách hai gương theo phương thẳng đứng IJ = 2m. Một vật AB đặt theo phương thẳng đứng cách G1 một khoảng AI = 5m.
|
1. Một người đặt mắt tại M cách J một khoảng 20cm trên phương ngang nhìn vào gương G2. Xác định phương, chiều ảnh của vật AB mà người này nhìn thấy và khoảng cách từ ảnh đó đến M.
2. Trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ B phản xạ trên hai gương rồi đi qua điểm M.
Bài 2:
Một ống thép hình trụ rỗng có chiều cao ℓ = 20cm, bán kính trong R1 = 9,5cm, bán kính ngoài R2 = 10cm. Một đầu được bịt kín bằng một lá thép mỏng có khối lượng không đáng kể (được gọi là đáy). Cho khối lượng riêng của nước DN = 1000kg/m3, của thép DT = 7800kg/m3.
1. Hãy xác định chiều cao phần nổi của ống thép khi thả ống vào một bể nước sâu cho đáy quay xuống dưới.
2. Khi làm thí nghiệm, do sơ ý đã để một lượng nước rơi vào ống nên khi cân bằng ống chỉ nổi được khỏi mặt nước một đoạn h’ = 4cm. Hãy xác định khối lượng nước có sẵn trong ống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Vật lý cấp THCS - Năm học 2014-2015
Họ tên TS:............................................ SốBD:........................ Chữ ký GT1:........................ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Đề thi chính thức) KỲ THI CHỌN HSG NĂM HỌC 2014 – 2015 Khóa ngày: 9 / 11 / 2014 Môn thi: Vật lý. Cấp: THCS Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 02 trang/20 điểm) Bài 1: Để ngồi dưới hầm có thể quan sát được các vật trên mặt đất người ta dùng một kính Tiềm vọng gồm hai gương phẳng G1, G2 đặt song song với nhau và nghiêng góc 450 so với phương ngang. Khoảng cách hai gương theo phương thẳng đứng IJ = 2m. Một vật AB đặt theo phương thẳng đứng cách G1 một khoảng AI = 5m. 1. Một người đặt mắt tại M cách J một khoảng 20cm trên phương ngang nhìn vào gương G2. Xác định phương, chiều ảnh của vật AB mà người này nhìn thấy và khoảng cách từ ảnh đó đến M. 2. Trình bày cách vẽ đường đi của tia sáng từ B phản xạ trên hai gương rồi đi qua điểm M. Bài 2: Một ống thép hình trụ rỗng có chiều cao ℓ = 20cm, bán kính trong R1 = 9,5cm, bán kính ngoài R2 = 10cm. Một đầu được bịt kín bằng một lá thép mỏng có khối lượng không đáng kể (được gọi là đáy). Cho khối lượng riêng của nước DN = 1000kg/m3, của thép DT = 7800kg/m3. 1. Hãy xác định chiều cao phần nổi của ống thép khi thả ống vào một bể nước sâu cho đáy quay xuống dưới. 2. Khi làm thí nghiệm, do sơ ý đã để một lượng nước rơi vào ống nên khi cân bằng ống chỉ nổi được khỏi mặt nước một đoạn h’ = 4cm. Hãy xác định khối lượng nước có sẵn trong ống. Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ: UAB = 36V; R1 = 18Ω; R2 = 6Ω; R3 là một biến trở; R4 là một bóng đèn có ghi 12V-24W; điện trở vôn kế rất lớn. 1. Tìm R3 để đèn sáng bình thường, tính số chỉ của vôn kế khi đó. 2. Tìm R3 để vôn kế chỉ 16V. Bài 4: QUẢNG CÁO VỀ: “ẤM SIÊU TỐC SUNHOUSE SHD1182” Model: SHD1182 Mã hàng: 313281 - Hãng sản xuất Sunhouse - Dung tích: 1.8 Lít - Đun sôi trong 6 phút - Điện áp: 220V - Công suất: 1500 W - Vỏ bằng Inox không gỉ, chống bám cặn - Tự động ngắt điện khi nước sôi - Xuất xứ Liên doanh - Bảo hành 12 tháng Đọc quảng cáo về bình siêu tốc trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Với bình siêu tốc này cần tối thiểu mấy phút để đun sôi bình đựng đầy nước ở 20oC (nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.độ) . Quảng cáo trên có đúng không? 2. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản trong đó có đèn báo, rơ le và dây đốt nóng của ấm. 3. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây đốt nóng của ấm điện và điện trở của dây đốt nóng ấm điện. 4. Với gia đình em nếu mỗi ngày phải dùng ấm để đun sôi nước 3 lần, tính số tiền điện phải trả để đun nước trong một tháng với giá điện là 1500đ một số điện. ----------------Hết----------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_vat_ly_cap_thcs_nam_hoc_2014_2.doc