Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 ( 2,0 điểm):
Những nét chính về hai khuynh hướng cơ bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX? Hãy lý giải mối quan hệ giữa hai xu hướng đó?
Câu 2 ( 3 điểm)
Sự lãnh dạo sáng suốt , kịp thời của Đảng Cộng Sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám được thể hiện như thế nào?
Câu 3 ( 2,0 điểm):
Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương?
B LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 4 ( 2,0 điểm):
Trong hơn nửa thế kỉ qua Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động quốc tế nào? Vị thế của Việt Nam hiện nay trong tổ chức Liên Hợp Quốc?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT TP Hải Dương (Kèm hướng dẫn chấm)
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm: 05 câu, 01 trang) A LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 1 ( 2,0 điểm): Những nét chính về hai khuynh hướng cơ bản trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX? Hãy lý giải mối quan hệ giữa hai xu hướng đó? Câu 2 ( 3 điểm) Sự lãnh dạo sáng suốt , kịp thời của Đảng Cộng Sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám được thể hiện như thế nào? Câu 3 ( 2,0 điểm): Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương? B LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 4 ( 2,0 điểm): Trong hơn nửa thế kỉ qua Liên Hợp Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong những hoạt động quốc tế nào? Vị thế của Việt Nam hiện nay trong tổ chức Liên Hợp Quốc? Câu 5 ( 1,0 điểm): Tình hình thế giới kể từ khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt diễn ra theo các xu hướng nào? ------------- Hết------------- Giám thị 1: .................................................. Giám thị 2: ................................................. SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .............................................................................. PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ DỰ BỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: LỊCH SỬ- VÒNG 2 (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang) Câu 1 (2 điểm) Nội dung Điểm * Phan Bội Châu( 1867-1940), hiệu là Sào Nam, sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Lãnh tụ của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX. - Chủ trương: Vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản, tổ chức bạo động để chống Pháp cứu nước, xây dựng một chế độ chính trị tiến bộ dựa vào dân. 0.25 đ 0.25 đ - Hoạt động: 1904 thành lập hội Duy Tân, từ 1905-1908 tổ chức phong trào Đông Du, năm 1912 lập Việt Nam Quang Phục Hội. Phan Bội Châu chủ trương bạo động, là người anh hùng đầy nhiệt huyết nhưng không gặp thời thế 0.25 đ * Phan Châu Trinh( 1872-1926) hiệu là Tây Hồ, quê ở Quảng Nam. Chủ trương của Người là giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Hoạt động:. Chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ, nhiều phong trào cải cách xã hội( Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc Kỳ, phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ). 0.25 đ 0.25 đ - Phan Châu Trinh chủ trương cải cách để cứu nước, thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc nhưng chủ trương có phần không hợp thời thế. 0.25 đ * Mối quan hệ giưa hai xu hướng đó: 0.5 điểm - Phan Bội Châu nhấn mạnh vấn đề giải phóng dân tộc cho đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ. Phan Châu Trinh lại nhấn mạnh đến vấn đề cải cách, cho đó là điều kiện để tiến tới giải phóng dân tộc. 0.25 đ - Hai ông cùng cùng chung mục tiêu đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân tộc. Vì thế hai xu hướng này không đối lập nhau, mà hỗ trợ nhau trong xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX. 0.25 đ Câu 2 ( 3 điểm) *Sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo: -14/8/1945 khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện, quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã còn chính phủ tay sai Trần Trọng Kim bị tê liệt. Điều kiện thuận lợi cho một cuộc Tổng khởi nghĩa đã xuất hiện.... 0.5 đ -Ngay trong hoàn cảnh đó, ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và bản quân lệnh số một được ban bố, chính thức phát động cuộc khởi nghĩa toàn quốc chống thực dân Pháp...Đó là những chủ trương hết sức kịp thời của Đảng... 0.5 đ -Trong 2 ngày 14 và 15/8/1945 hội nghịa toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào đã quyết định phát động cuộc khởi nghĩa trong cả nước trước khi quân đồng minh tiến vào Đông Dương tước vũ khí của Nhật... đó là những chủ trương đúng đắn và sáng tạo. 0.5 đ -Chủ trương sáng suốt và kịp thời trên còn được thể hiện ở việc triệu tập Đại hội quốc dân 16/8/1945 tại Tân Trào...sau đó chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn dân nổi dậy giành chính quyền... 0.5 đ *Sự lãnh đạo kịp thời và sáng tạo: -Chỉ trong vòng 15 ngày, với chủ trương tập trung và thống nhất, kịp thời của Đảng nên cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành được tháng lợi và ít đổ máu... -Ngày 2/9/1945 thay mặt cho chính phủ lâm thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa... 0.5 đ 0.5 đ Câu 3 (2 điểm) a. Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? - Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949), tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không có lợi cho thực dân Pháp 0.25 đ - Bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ 0.25 đ - Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp dã thực hiện “Kế hoạch Rơ – ve”, nhằm khóa chặt biên giới Việt- Trung, xây dựng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng - Hà Nội - Hòa Bình – Sơn La), chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai. 0.25 đ - Trên cơ sở đó , để phá âm mưu của địch, tháng 6 năm 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhăm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt –Trung, mở rộng và củng cố Căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến. 0.25 đ b. Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp và can thiệp Mĩ có âm mưu gì ở Đông Dương? - Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, thực dân Pháp thực hiện âm mưugianhf lại quyền chủ động chiến lược đã mất. 0.25 đ - Đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ để Pháp đẩy mạnh cuộc chiến tranh chiếm đống và bình định những vùng đất đã mất 0.25 đ - Dựa vào viện trợ ngày càng tăng của Mĩ, thực dân Pháp đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương. 0.25 đ - Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi tháng 12 năm 1950 với âm mưu gấp rút xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm, kết hợp với phản công và tiến công lực lượng cách mạng. 0.25 đ Câu 4 (2điểm) 1- Vai trò - Trong hơn nửa thế kỉ qua LHQ đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh thế giới. 0.25 đ - Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. 0.25 đ - Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hoá, nhất là đối với các nước Á, Phi, Mĩ la tinh. 0.25 đ 2- Vị thế của Việt Nam - Việt Nam tham gia LHQ vào tháng 9/1977. Ngày 16/10/2007 Đại hội đồng liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm uỷ viên không thường thực của Hội đồng bảo an nhiệm kì 2008-2009 0.5 đ - Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp Quốc trong nhiều năm qua là chặt chẽ, có hiệu quả và thiết thực, nhất là trong tiến trình hội nhập quốc tế. 0.5 đ Câu 5 (1điểm) - Một là, xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế... 0.2 đ - Hai là, thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm... 0.2 đ - Ba là, dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm... 0.2 đ - Bốn là, tuy hòa bình được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái... 0.2 đ => Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế... 0.2 đ * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_de_du_bi_nam_hoc.doc