Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Hãy trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1884? Qua đó làm rõ vai trò và thái độ của triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 2 (2,0 điểm):
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
1- Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nớc ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2013-2013 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC thứcTHỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI Năm học 2013-2013 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm: 01 trang ĐỀ BÀI Câu 1 (4,0 điểm): Hãy trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1884? Qua đó làm rõ vai trò và thái độ của triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp? Câu 2 (2,0 điểm): Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới: 1- Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? 2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nớc ta đầu thế kỉ XX như thế nào? Câu 3 (4,0 điểm): Hãy lập bảng so sánh phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX về : Lãnh đạo, mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, kết quả - ý nghĩa và nguyên nhân thất bại? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu 1 (4,0 điểm): Hãy trình bày tóm tắt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1884? Qua đó làm rõ vai trò và thái độ của triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp? Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858-1884) 3 đ a. Hoàn cảnh lịch sử: - 1.9.1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cho quá trình xâm lược nước ta-> Nhân dân Nam Kì và Bắc Kì đã vùng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của Pháp 0.25 đ b. Quá trình kháng chiến: - 1858, trước sự xâm lược của TD Pháp ở Đà Nẵng, quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy, giam chân địch suốt 5 tháng liền làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng. 0.25 đ - 1859, quân Pháp chiếm Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Trong khi đó, nhiều đội quân của nhân dân hoạt động mạnh, làm cho quân Pháp khốn đốn (Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu ét-pê-răng ngày 10.12.1861 trên sông Vàm cỏ Đông) 0.25 đ - 1862, nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất -> Nhân dân khắp nơi nổi dậy, phong trào nổ ra mạnh mẽ ở 3 tỉnh miền Đông, đỉnh cao là khởi nghĩa Trương Định, làm cho Pháp và triều đình khiếp sợ 0.25 đ - 1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kì: nhân dân Nam Kì chiến đấu với nhiều hình thức phong phú như: + KN vũ trang: nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra với những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân + Có người dùng thơ văn để chiến đấu (Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị). 0,25 đ - 1873, TD Pháp xâm lược Bắc Kì lần I: nhân dân Hà Nội dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã chiến đấu quyết liệt để giữ thành Hà Nội (quấy rối địch, đốt kho đạn, chặn đánh địch ở cửa Ô Thanh Hà), Pháp đánh rộng ra các tỉnh nhưng đi đến đâu cũng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân miền Bắc. - 21.12.1873, đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đã phục kích giặc ở Cầu Giấy, giết chết tướng Gác-ni-ê, làm quân Pháp hoảng sợ. 0.5 đ - 1882, Pháp đánh Bắc Kì lần II: Cuộc chiến đấu giữ thành Hà Nội của tổng đốc Hoàng Diệu bị thất thủ, nhưng nhân dân Hà Nội vẫn kiên trì chiến đấu : nhân dân tự tay đốt nhà tạo bức tường lửa chặn giặc, không bán lương thực cho Pháp, đào hào đắp luỹ...Nhân dân các địa phương tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy... chống Pháp. - 19-5-1883, đội quân cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích trận Cầu Giấy lần II và giết chết tướng Ri-vi-e, tạo không khí phấn khởi cho nhân dân miền Bắc tiếp tục kháng chiến. 0.5 đ 0.25 đ - Từ 1883-1884, triều đình Huế đã đầu hàng hoàn toàn TD Pháp (qua 2 hiệp ước: Hác - măng và Pa- tơ - nốt), triều đình ra lệnh bãi binh trên toàn quốc nhưng nhân dân vẫn quyết tâm kháng chiến, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành phản đối lệnh bãi binh của triều đình, phái kháng chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động. 0.25 đ - Từ 1858-1884, khi Pháp tiến hành xâm lược thì triều đình nhà Nguyễn đã từng bước đầu hàng nhưng nhân dân cả nước vẫn quyết tâm đánh Pháp. Chính vì thế đã làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp 0. 25 đ Vai trò, thái độ của triều đình Huế 1 đ Giai đoạn 1: 1858 ->1862. * Bước đầu, khi Pháp xâm lược, triều đình lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân kháng chiến nhưng đối phó theo kiểu bị động – phòng ngự. Tuy nhiên, do không quyết tâm đánh giặc, không có đường lối kháng chiến phù hợp, vũ khí trang bị kém nên quân nhà Nguyễn không ngăn nổi quân Pháp đổ bộ lên chiếm bán đảo Sơn Trà. 2.1859, khi Pháp kéo quân vào Gia Định, chúng gặp nhiều khó khăn –Triều đình không lo tổ chức tiêu diệt mà rút về phòng ngự và xây dựng đại đồn Chí Hoà án binh bất động 0,5 đ Giai đoạn 2: 1862 ->1884. * Nhà Nguyễn có tư tưởng thủ để hoà, vứt bỏ ngọn cờ vũ trang chống Pháp, nhượng bộ từng bước rồi đi đến đầu hàng: ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862), ký tiếp Hiệp ước Giáp Tuất (15.3.1873), Hiệp ước Hác-măng (25.8.1883), sau đó là Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6.6.1884) - Nhà Nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống Pháp nhưng lại hèn nhát, bạc nhược, bảo thủ, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc Nhà Nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết được các dân tộc trong kháng chiến, thụ động đầu hàng, để mất nước dễ dàng 0,5 đ Câu 2 (2,0 điểm): Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới: 1- Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc? 2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nớc ta đầu thế kỉ XX như thế nào? 1- Học sinh nêu được: - Tầng lớp tư sản: + Họ là chủ nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, các chủ hãng buôn bán... Họ bị các nhà tư bản Pháp chèn ép, chính quyền thực dân kìm hãm. 0,25 + Do bị lệ thuộc, yếu ớt về mặt kinh tế, nên họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống, chứ cha dám tỏ thái độ hởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc... 0,25 - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: + Họ chiếm một lực lợng đông đảo bao gồm: chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn... Cuộc sống của họ bấp bênh... 0,25 + Họ là những ngời có ý thức dân tộc, nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. 0,25 - Giai cấp công nhân: + Với lực lượng lúc đó khoảng 10 vạn, họ xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất nên phải tìm đến các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền... xin làm công ăn lương. 0,25 + Họ bị áp bức bóc lột nặng nề nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt (tăng lương, giảm giờ làm...). 0,25 2- Sự tác động đến cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nớc ta theo xu hớng mới đầu thế kỉ XX: Sự xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới đã tạo ra những điều kiện bên trong, kết hợp với những trào lưu tư tưởng bên ngoài tràn vào, tạo thành những điều kiện xã hội và tâm lý, làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX... 0,5 Câu 3 (4,0 điểm): Hãy lập bảng so sánh phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX về : Lãnh đạo, mục đích, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, kết quả - ý nghĩa và nguyên nhân thất bại? Nội dung so sánh Phong trào Cần Vương cuối TK XIX Phong trào yêu nước đầu TK XX Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước ( Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành...) Các nhà nho yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...) 0,5đ Mục đích Giúp vua cứu nước, giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến. Chống Pháp để giành độc lập dân tộc, đưa đất nước đi theo con đường TBCN. 0,5đ Lực lượng tham gia Văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: Nhà nho, thợ thuyền, binh lính, học sinh, sinh viên, nông dân... 0,5đ Hình thức Khởi nghĩa vũ trang như: Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê... Hình thức đấu tranh phong phú như: Mít tinh, biểu tình, diễn thuyết, kể cả đấu tranh vũ trang. 0,5đ Kết quả- ý nghĩa - Các cuộc khởi nghĩa lần lượt thất bại song gây cho thực dân pháp rất nhiều khó khăn và tổn thất. - Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân... - Làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. - Tuy thất bại song đã thức tỉnh lòng yêu nước trong nhân dân... - Làm dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới với nhiều hình thức phong phú... 1,0đ Nguyên nhân thất bại - Thực dân Pháp còn rất mạnh vì chúng là kẻ đi xâm lược. - Triều đình cơ bản đầu hàng làm tay sai cho Pháp. - Xã hội phong kiến đã trở lên lỗi thời, mục nát. - Sự yếu kém trong lãnh đạo... - Thực dân Pháp cơ bản bình định được Việt Nam nên chúng có điều kiện tập trung lực lượng. - Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo... - Khuynh hướng tư sản còn nhiều hạn chế, thiếu cơ sở xã hội... - Thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn. 1,0đ
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2013_201.doc