Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS - Năm học 2014-2015

Bài 1: 

a) Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: 

Biết rằng H là thành phần chính của đá phấn, B là khí dùng nạp cho các bình chữa cháy.

b) Tại sao vôi sống khi mới nung tan được trong nước, còn khi để trong không khí một thời gian thì không tan được trong nước?

Bài 2: 

Cho 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. 

Nếu chỉ có dùng dung dịch H2SO4 loãng (không dùng thêm bất kỳ hóa chất nào khác kể cả quì tìm, nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào?

Bài 3: 

Nung 25,28g hỗn hợp FeCO3 và FexOy  với lượng oxi dư, phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4g Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 g kết tủa. Tìm công thức hóa học của FexOy.

doc 2 trang Huy Khiêm 08/11/2023 4180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS - Năm học 2014-2015

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học cấp THCS - Năm học 2014-2015
Họ tên TS: ...............................................................
Số BD: .......................
Chữ ký GT 1: .....................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 (Đề thi chính thức)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2014 – 2015
Khóa ngày: 09 / 11 / 2014
Môn thi: HÓA HỌC Cấp: THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
(Đề thi có 02 trang/20 điểm)
Bài 1: 
a) Xác định các chất A, B, C, D, E, F, H và hoàn thành sơ đồ biến hóa sau: 
 C
 +NaOH +E
 A B + NaOH + HCl H 
 + NaOH +F
 D 
Biết rằng H là thành phần chính của đá phấn, B là khí dùng nạp cho các bình chữa cháy.
b) Tại sao vôi sống khi mới nung tan được trong nước, còn khi để trong không khí một thời gian thì không tan được trong nước?
Bài 2: 
Cho 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. 
Nếu chỉ có dùng dung dịch H2SO4 loãng (không dùng thêm bất kỳ hóa chất nào khác kể cả quì tìm, nước nguyên chất) có thể nhận biết được những kim loại nào?
Bài 3: 
Nung 25,28g hỗn hợp FeCO3 và FexOy với lượng oxi dư, phản ứng hoàn toàn, thu được khí A và 22,4g Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 7,88 g kết tủa. Tìm công thức hóa học của FexOy.
Bài 4: 
a) Khuấy kỹ m gam bột một kim loại M (hóa trị II) với V ml dung dịch CuSO4 0,2M. Phản ứng xong, lọc tách được 7,72 gam chất rắn A.
- Cho 1,93g A tác dụng với lượng dư axit HCl thấy thoát ra 224ml khí (đktc).
- Cho 5,79g A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 19,44g chất rắn. 
Hãy tính m, V và xác định khối lượng mol nguyên tử của kim loại M, biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
b) Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A có chứa C, H, O, sau phản ứng thấy số mol CO2 và số mol H2O thu được bằng số mol A và bằng số mol O2 tham gia phản ứng. Xác định công thức cấu tạo của A biết rằng trong phân tử A chỉ có thể có liên kết đơn giữa các nguyên tử cacbon.
Bài 5: 
a) Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? 
b) Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho 100 lít rượu nho ; biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, rượu etylic có D = 0,8g/ml. Giả sử trong quả nho chỉ có một chất đường là glucozơ.
c) Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí C2H4 (đktc) rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 11,1 gam Ca(OH)2. Sau khi hấp thụ khối lượng phần dung dịch tăng hay giảm? tăng hay giảm bao nhiêu gam?
------- HẾT -------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_cap_thcs_nam_hoc_2014.doc