Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 

Câu 3: (3 điểm)

         Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

         - Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở nước ta?

         - Nêu ảnh hưởng của phân bố dân cư và hướng khắc phục sự phân bố dân cư đó?

Câu 4: (3 điểm)

         Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

         - Lập bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa qua các năm 2000,2005,2007?

         - Qua bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích về diện tích sản lượng lúa của nước ta qua thời kỳ trên?

Câu 5: (2 điểm)

         Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

         - Phân tích các thế mạnh và hạn chế trong phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên?

         - Nêu những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó?

doc 4 trang Huy Khiêm 16/11/2023 7740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Địa lí - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Sở giáo dục và Đào tạo
Hải dương
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
Môn thi: Địa lí. Mã số:...........
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
................................
Câu 1: (1điểm)	
Quan sát hình vẽ bên hãy:
	- Cho biết thế nào là chuyển động tịnh tiến của Trái Đất?
	- Chứng minh hiện tượng các mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau vào các ngày Hạ chí, đông chí, xuân phân và thu phân?
Câu 2: (2,5 điểm)
	Dựa vào bảng thống kê của trạm khí tượng thành phố Hồ Chí Minh dưới đây:
(Nguồn: Địa lý lớp 8 Tr 110, NXB GD)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Nhiệt độ(0C)
25,8
26,7
27,9
28,9
28,3
27,5
27,1
27,1
26,8
26,7
26,4
25,7
Lượng mưa(mm)
13,8
4,1
10,5
50,4
218,4
311,7
293,7
269,8
327
266,7
116,5
48,3
	Nhận xét và giải thích chế độ nhiệt và chế độ mưa trong năm của thành phố Hồ Chí Minh?
Câu 3: (3 điểm)
 	Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
	- Nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở nước ta?
	- Nêu ảnh hưởng của phân bố dân cư và hướng khắc phục sự phân bố dân cư đó?
Câu 4: (3 điểm)
	Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
	- Lập bảng số liệu về diện tích và sản lượng lúa qua các năm 2000,2005,2007?
	- Qua bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích về diện tích sản lượng lúa của nước ta qua thời kỳ trên?
Câu 5: (2 điểm)
	Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:
	- Phân tích các thế mạnh và hạn chế trong phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên?
	- Nêu những biện pháp để khắc phục những hạn chế đó?
--------------------Hết----------------------
(Thí sinh được sử dụng át lát Địa lý Việt Nam tái bản năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh:.................................................Số báo danh..............................
Chữ kí giám thị 1:.............................................Chữ kí giám thị 2:.........................
Hướng dẫn và biểu điểm chấm
Câu1: ( 1 điểm)
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Nêu khái niệm về chuyển động tịnh tiến
- Chứng minh hiện tượng các mùa trái ngược nhau ở hai nửa cầu
- Là chuyển động của Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng trục không đổi
- Trục Trái Đất nghiêng trên MPQĐ 66033’ và không đổi khi chuyển động quanh Mặt Trời do vậy: Lúc nửa cầu Bắc, lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên sẽ là mùa hè, nửa cầu còn lại không ngả về phía Mặt Trời sẽ là mùa đông.
- Nửa cầu chuyển tiếp giữa mùa đông sang mùa hè sẽ là mùa xuân, nửa cầu chuyển tiếp giữa mùa hè sang mùa đông sẽ là mùa thu
==> Do vậy bốn mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau
(Nếu học sinh phân tích cụ thể theo các ngày trên nếu đúng vẫn cho điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2: ( 2 điểm)
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Nhận xét về chế độ nhiệt của TP HCM
- Nhận xét về chế mưa của Tp HCM
- Giải thích
- Chế độ nhiệt: (đạt chuẩn của khí hậu nhiệt đới)
+ Nhiệt độ Trung bình năm đạt: 27,10C 
+ Nhiệt độ tháng nóng nhất: 28,90C vào tháng 4
+ Nhiệt độ tháng thấp nhất: 25,70C vào tháng 12
+ Biên độ nhiệt: 3,20C
(Học sinh trả lời đúng các ý trên thì được 0,5 điểm)
- Chế độ mưa:
+ Thàng phố Hồ Chí Minh có chế độ mưa mùa
+ Tổng lượng mưa lớn: 1930mm
+ Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, cao nhất là tháng 9 (327mm)
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, thấp nhất là tháng 2 (4.1mm)
- Giải thích:
+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vĩ độ 10047’B trong vùng nhiệt đới cận xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời cao.
+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hoạt động của gió mùa Đông Nam á . Mùa mưa do tác động của gió mùa mùa hạ và áp thấp Biển đông; Mùa khô chịu ảnh hưởng của khối khí Tín phong Bắc bán cầu.
0.5
1.0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
Câu 3: (3 điểm)
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Nhận xét về sự phân bố dân cư 
- Giải thích
- ảnh hưởng của sự phân bố dân cư
- Hướng khắc phục
- Dân số phân bố không đều:
+ Tập trung nhiều ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên (dẫn chứng qua át lát)
+ Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và ít ở thành thị: 74% dân cư ở nông thôn và 26% dân cư ở thành thị
- Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên vì:
+ Lịch sử nhập cư từ xa xưa để lại
+ ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai, thuận lợi
+ Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chính, sản xuất vẫn là cây lúa giữ vai trò chủ đạo.
(Miền núi có nhiều điều kiện khó khăn hơn đặc biệt về giao thông và cơ sở hạ tầng còn yếu).
- Dân cư tập trung nhiều ở đồng bằng và ít ở thành thị vì:
Nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu, mặt khác quá trình đô thị hoá ở nước ta còn chậm và trình độ thấp.
- ở đồng bằng: Diện tích canh tác có hạn, dân đông-->gây trở ngại cho nâng cao sản lượng lương thực, lãng phí nguồn lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp xảy ra.
- ở miền núi và cao nguyên: Diện tích rộng lớn, giàu tài nguyên, dân thưa thớt---> thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên--> đời sống còn nghèo.
- Sự phân bố dân cư như trên ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa các ngành kinh tế và ảnh hưởng đến việc bảo vệ trật tự, an ninh xã hội các vùng biên giới
- Chuyển một bộ phận dân cư vào lao động ở các tỉnh thưa dân như đồng bằng Bắc bộ lên miền núi và cao nguyên nhất là Tây Nguyên và đồng bằng Nam bộ.
- Tại các miền núi và cao nguyên đẩy mạnh phát triển các trung tâm công nghiệp, các vùng kinh tế mới .... để thu hút lượng lao động từ các đồng bằng lên.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4: (2 điểm)
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Lập bảng số liệu
- Nhận xét và giải thích về diện tích và sản lượng lúa
Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000-2007
Năm
Diện tích(nghìn ha)
Sản lượng(nghìn tấn)
2000
7666
32530
2005
7329
35832
2007
7207
36942
- Về diện tích: Từ năm 2000 đến 2007 giảm xuống từ 7666 nghìn ha xuống 7207 nghìn ha. Diện tích giảm là do:
+ Quá trình công nghiệp hoá và chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở
+ Đất xấu, chưa cải tạo để sử dụng cho nông nghiệp chưa nhiều
- Về sản lượng lúa: Từ năm 2000 đến 2007 tăng lên từ 32530 nghìn tấn lên 36942 nghìn tấn. Sản lượng tăng là do:
+ Thực hiện thâm canh trong nông nghiệp
+ Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp
+ Có chính sách nông nghiệp phù hợp
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5: (2 điểm)
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Thế mạnh trong phát triển cây công nghiệp
- Hạn chế trong phát triển cây công nghiệp
- Biện pháp khắc phục
- Địa hình, đất trồng: Là các cao nguyên xếp tầng, diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn
- Khí hậu: Cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao, phân hoá theo mùa.
- Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai.. có giá trị về thuỷ lợi
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, thuỷ lợi gặp khó khăn, tốn kém. Mùa mưa lớn và kéo dài 6 tháng, địa hình dốc, đất badan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa trôi
- Là vùng thưa dân, thiếu lao động lành nghề 
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu
- Làm tốt thuỷ lợi. Bảo vệ rừng, chống xói mòn
- Đưa dân lên Tây nguyên để phát triển cây công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là công nghiệp chế biến.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_dia_li_so_gddt_hai.doc