Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,5. điểm).
Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 10km/h.
- Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau?
- Xác định chổ gặp đó ? (Coi chuyển động của hai xe là đều ).
Câu 2 (3,0. điểm).
Một vật có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1= 100cm3 nổi trên mặt một bình nước, người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu.
- Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu.
- Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu có thay đổi không?
Cho biết trọng lượng riêng của dầu d2 =8000 N/m3, của nước d3 =10000 N/m3
Câu 3 (3,0 điểm).
Người ta đổ 2,5 kg nước sôi vào 15 kg nước ở nhiệt độ 160C tính nhiệt độ hỗn hợp tạo thành.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2,5. điểm). Hai người xuất phát cùng một lúc từ 2 điểm A và B cách nhau 60km. Người thứ nhất đi xe máy từ A đến B với vận tốc v1 = 30km/h. Người thứ hai đi xe đạp từ B ngược về A với vận tốc v2 = 10km/h. Hỏi sau bao lâu hai người gặp nhau? Xác định chổ gặp đó ? (Coi chuyển động của hai xe là đều ). Câu 2 (3,0. điểm). Một vật có trọng lượng riêng d1=8200N/m3, thể tích V1= 100cm3 nổi trên mặt một bình nước, người ta rót dầu vào phủ kín hoàn toàn quả cầu. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu. Nếu tiếp tục rót thêm dầu vào thì thể tích phần ngập trong nước của quả cầu có thay đổi không? Cho biết trọng lượng riêng của dầu d2 =8000 N/m3, của nước d3 =10000 N/m3 Câu 3 (3,0 điểm). Người ta đổ 2,5 kg nước sôi vào 15 kg nước ở nhiệt độ 160C tính nhiệt độ hỗn hợp tạo thành. Câu 4 (1,5. điểm). Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4m có một thang máy chở tối thiểu được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng ở các tầng khác, mất một phút. Công suất tối thiểu của động cơ thang máy phải là bao nhiêu? Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất lớn gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng, giá 1kW điện giá 800 đồng . Hỏi chi phí mỗi lần lên thang máy là bao nhiêu?( 1kW =3600 000J) –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: VẬT LÍ Ngày 12 tháng 4 năm 2016 Hướng dẫn chấm gồm : 02 trang HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ điểm. - Việc chi tiết hoá điểm số ( nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm. - Sau khi cộng điểm toàn bài, điểm để lẻ đến 0,25 điểm. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung đáp án Điểm 1 2,5 a) - Quãng đường người thứ nhất đi xe máy từ A đến B đến lúc gặp nhau là: S1 =V1.t1 - Quãng đường người thứ hai đi xe đạp từ B đến A đến lúc gặp nhau là: S2 =V2.t2 - Do hai xe chuyển động ngược chiều nhau nên ta có : S = S1 + S2 mà thời gian hai người đi đến lúc gặp nhau là như nhau nên t1 = t2 =t suy ra S = S1 + S2 S = V1t + V2 t Hay 60 = (30+10) t Vậy sau 1,5 (h) thì hai xe gặp nhau. b) Chỗ gặp nhau cách A một khoảng là: S1 =30.1,5 = 45 (km) 0.5 0. 5 0.5 0.5 0.5 2 3.0 Gọi V2, V3 lần lượt là thể tích phần quả cầu ngập trong dầu và trong nước Theo bài ra ta có V1 = V2 + V3 Do quả cầu cân bằng trong dầu và nước nên trọng lượng riêng của quả cầu bằng lực đẩy Ác-Si –mét Thay (1) vào (2) ta có Vậy thể tích phần quả cầu ngập trong nước khi đã đổ dầu là 10 cm3 b)Từ biểu thức ta thấy V3 chỉ phụ thuộc vào d1; d2; d3 và V1, không phụ thuộc vào độ sâu của quả cầu nhúng ngập trong dầu đã đổ thêm. Do đó nếu tiếp tục đổ thêm dầu thì phần ngập trong dầu vẫn không thay đổi. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 3 3.0 - Gọi khối lượng và nhiệt độ của nước sôi là m1 , t1 của nước lạnh là m2, t2 và nhiệt độ hỗn hợp là t . - Nhiệt lượng toả ra của nước nóng là: - Nhiệt lượng thu vào của nước lạnh là: - Theo phương trình cân bằng nhiệt Q1 = Q2 0.25 0,5 0,5 0.5 0,5 0,5 0,25 4 1.5 a) Để lên đến tầng 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng, vậy phải lên cao là: h = 3,4.9 = 30,6m - Khối lượng của 20 người là: m= 20.50 = 1000 (kg) - Trọng lượng của 20 người là: P= 10.m = 10 000(N) - Công phải tốn cho mỗi lần thang máy lên tối thiểu là: A= P.h= 10 000. 30,6 = 306000(J) - Công suất tối thiểu của động cơ kéo thang máy lên là: P= 5,1KW Công suất của động cơ là: 5,1.2 =10,2kW Chi phí cho một lần lên cầu thang là ( đồng) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0.25 Chú ý: Học sinh giải cách khác ra đáp án đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_vat_li_lop_8_nam_ho.doc