Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Câu 1 (2,5 điểm). 

          1. Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

          2. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

Câu 2 (1,5 điểm).

Trình bày cơ chế và ý nghĩa của quá trình đông máu?

Câu 3 (2 điểm). 

1. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú?

2. Cho ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ đó?

Câu 4 (2,5 điểm). 

          1. Em hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu về thành phần hoá học và tính chất của xương?

          2. Vì sao ở người già xương thường giòn xốp, dễ gãy và khi gẫy khó phục hồi?

doc 4 trang Huy Khiêm 26/11/2023 2700
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2,5 điểm). 
	1. Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?
	2. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
Câu 2 (1,5 điểm).
Trình bày cơ chế và ý nghĩa của quá trình đông máu?
Câu 3 (2 điểm). 
1. Phân tích những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ ở người so với hệ cơ ở thú?
2. Cho ví dụ về phản xạ và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ đó?
Câu 4 (2,5 điểm). 
	1. Em hãy thiết kế thí nghiệm tìm hiểu về thành phần hoá học và tính chất của xương?
	2. Vì sao ở người già xương thường giòn xốp, dễ gãy và khi gẫy khó phục hồi?
Câu 5 (1,5 điểm). 
	Chứng minh đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Biểu điểm
Câu 1
1. Cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
- Trao đổi khí ở phổi: Diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Không khí từ ngoài vào phế nang giàu khí ôxi nghèo khí cacbônic, máu từ tim đến phổi giàu khí cácbônic nghèo khí ôxi. Nên ôxi sẽ khuếch tán từ không khí trong phế nang vào máu và cacbônic sẽ khuếch tán từ mao mạch phổi vào không khí trong phế nang.
- Trao đổi khí ở tế bào: Máu giàu ôxi từ tim theo động mạch đến tế bào. Tại tế bào có nồng độ ôxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbônic lại cao hơn trong máu. Do đó ôxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và và cacbônic khuếch tán từ tế bào vào máu
- Giải thích:
+ Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩn phân huỷ là khí cacbônic. Khi lượng cacbônic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy tế bào chính là nơi sử dụng ôxi và sản sinh ra cacbônic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi. 
+ Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì ôxi mới được cung cấp cho tế bào và thải khí cacbônic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào. 
0,5
0,5
0,5
0,5
2. Giải thích luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé sẽ có được dung tích sống lí tưởng:
- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực , mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. 
- Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần luyện tập từ bé.
=> Cần tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé .
0.25
0.25
Câu 2
- Cơ chế đông máu: 
+ Trong huyết tương có 1 loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu.
+ Khi thành mạch bị tổn thương, các tiểu cầu va chạm vào vết rách trên thành mạch và giải phóng ra một loại enzim. Enzim này kết hợp với iôn canxi làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín miệng vết thương.
- Ý nghĩa: Đây là cơ chế tự bảo vệ cơ thể để chống mất máu khi bị thương
0,5
0,5
0,5
Câu 3
1. Điểm tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện qua sự phân hoá ở chi trên và tập trung ở chi dưới
- Cơ chi trên phân hoá thành nhóm nhỏ phụ trách cử động linh hoạt của bàn tay, ngón tay đặc biệt cơ vận động ngón cái rất phát triển phù hợp chức năng cầm nắm, lao động
- Cơ chi dưới tập trung thành nhóm cơ lớn, khoẻ (cơ mông, cơ đùi) giúp chư sự vận động, di chuyển linh hoạt và giữ cho cơ thể có tư thế thăng bằng trong dáng đứng thẳng
- Cơ nét mặt phân hoá giúp biểu hiện tình cảm qua nét mặt
- Cơ vận động lưỡi phát triển giúp cho vận động ngôn ngữ nói
0,25
0,25
0.25
0.25
2. – Ví dụ về phản xạ: Tay chạm phải cốc nước nóng ta rút tay lại.
- Phân tích: Khi tay ta chạm vào cốc nước nóng cơ quan thụ cảm nằm trên da tiếp nhận kích thích và tạo thành xung thần kinh truyền về trung ương thần kinh. TWTK phân tích luồng xung thần kinh báo về và phát lệnh dưới dạng một xung thần kinh đến cơ quan phản ứng là bắp cơ làm cơ co lại và ta có phản ứng rụt tay lại.
0,5
0,5
Câu 4
- Thí nghiệm 1: Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axit HCl 10% ta thấy có các bọt khí nổi lên. Sau 10 đến 15 phút lấy ra ta thấy xương mềm và dễ uốn cong.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 xương đùi ếch khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không cháy nữa, không còn thấy khói bay lên. Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy xương vỡ vụn.
* Giải thích:
- Thí nghiệm 1: Khi ngâm xương trong dung dịch axit thì các muối vô cơ trong xương đã phản ứng với dung dịch axit HCl 10% để tạo ra muối mới và giải phóng khí CO2 nên ta thấy có các bọt khí nổi lên. Trong xương lúc này chỉ còn lại thành phần là các loại chất hữu cơ (chất cốt giao) nên ta uốn thấy xương mềm dẻo.
- Thí nghiệm 2: Ta đốt xương chất hữu cơ trong xương bị cháy tạo nên mùi khét và kói bay lên. Trong xương chỉ còn lại thành phần chất vô cơ (muối khoáng) nên ta bóp nhẹ thấy xương vỡ vụn.
* Kết luận: Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao (TN1) và muối khoáng (TN2). Sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xương bền chắc và mềm dẻo..
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2. Xương người gì thường giòn, xốp, dễ gãy và khi gẫy khó phục hồi do ở người già tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính mềm dẻo ) giảm đồng thời xương bị phân huỷ nhanh hơn sự tạo thành do đó xương dễ gãy và khi gãy khó phục hồi
0,5
Câu 5
- Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình mâu thuẫn vì:
+ Đồng hoá tổng hợp nên các chất đặc trưng từ các chất đơn giản còn dị hoá phân giải từ các chất đặc trưng thành các chất đơn giản
+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng
- Đồng hoá và dị hoá là 2 quá trình thống nhất
+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hoá
+ Đồng hoá và dị hó cùng tồn tại trong 1 cơ thể sống, nếu thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống không tồn tại
0,5
0,25
0,5
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc