Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm). 

          Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người (so với bộ xương thú) thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? 

Câu 2 (1,5 điểm).

          a. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

          b. Tại sao có người bị bệnh thủy đậu, sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa? Đó là loại miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo?

Câu 3 (2,0 điểm).

Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với lượng khí là 400ml. Khi người ấy luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào là 600 ml không khí.

a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết mỗi nhịp hô hấp là 150ml)

b) Hô hấp thường và hô hấp sâu khác nhau như thế nào?

docx 6 trang Huy Khiêm 28/11/2023 2440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (1,5 điểm). 
	Hãy phân tích những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người (so với bộ xương thú) thể hiện sự thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động? 
Câu 2 (1,5 điểm).
	a. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?
	b. Tại sao có người bị bệnh thủy đậu, sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa? Đó là loại miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo?
Câu 3 (2,0 điểm).
Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với lượng khí là 400ml. Khi người ấy luyện hô hấp sâu 12 nhịp/ phút, mỗi nhịp hít vào là 600 ml không khí.
a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu? (Biết rằng lượng khí vô ích ở khoảng chết mỗi nhịp hô hấp là 150ml)
b) Hô hấp thường và hô hấp sâu khác nhau như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm).
	Những đặc điểm nào của ruột non giúp nó thực hiện tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng? Vì sao ăn uống đúng cách lại giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả?
Câu 5 (2,0 điểm).
	Phân biệt điểm mù với điểm vàng trên màng lưới của cầu mắt. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc nhìn thấy rất kém vào lúc hồng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?
Câu 6 (1,5 điểm).
	Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điều gì?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:
+ Hộp sọ phát triển, sọ lớn hơn mặt, đầu ở vị trí cân bằng trên cổ trong tư thế đứng thẳng.
+ Cột sống cong ở 4 chỗ, lồng ngực nở sang hai bên-> trọng tâm cơ thể rơi vào hai chân.
+ Xương chi phân hóa:
* Chi trước có khớp linh hoạt hơn chi sau, đặc biệt là các khớp cổ tay, bàn tay giúp người sử dụng công cụ lao động khéo léo. 
* Xương chi sau lớn, khớp chi sau chắc chắn, đặc biệt khớp xương đùi với đai hông là khớp chỏm cầu có hố khớp sâu, tuy hạn chế phạm vi hoạt động của chi nhưng tăng khả năng chống đỡ giúp hai chi sau mang được sức nặng của phần thân cơ thể. Xương gót phát triển, xương bàn và xương ngón khớp với nhau tạo thành chân đế hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển. 
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 2
 - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có tác nhân gây bệnh
- Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
0,5
0,5
0,5
Miễn dịch tự nhiên
+ Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh ngay từ lúc mới sinh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh ấy (miễn dịch tập nhiễm).
 Miễn dịch nhân tạo 
+ Do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh.
- Đó là miễn dịch tự nhiên. Không mắc lại vì chất kháng thể chống lại bệnh thủy đậu còn tồn tại từ lần trước trong cơ thể dẫ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh thủy đậu.
Câu 3
- Lưu lượng khí lưu thông ở người hô hấp thường là:
18 x 400 = 7200 ml
- Lưu lượng khí vô ích ở người hô hấp thường là:
18 x 150 = 2700 ml
- Lưu lượng khí hữu ích ở người hô hấp thường là:
7200 – 2700= 4500 ml
- Lưu lượng khí lưu thông ở người hô hấp thường là:
12 x 600 = 7200 ml
- Lưu lượng khí vô ích ở người hô hấp sâu là:
12 x 1500 = 1800 ml
- Lưu lượng khí hữu ích ở người hô hấp thường là:
7200 - 1800 = 5400 ml
Khác nhau của hô hấp thường và hô hô hấp sâu
0,15
0,15
0,2
0,15
0,15
0,2
0,25
0,25
0,25
0,25
Hô hấp thường
Hô hấp sâu
- Số cơ tham gia ít
- Số nhịp trong một phát nhiều
- Lưu lượng khí vô ích trong một phút nhiều, lưu lượng khí hữu ích trong một phút ít nên hiệu quả hô hấp thấp.
- Là hoạt động vô thức
- Số cơ tham gia nhiều hơn
- Số nhịp trong một phát ít hơn
- Lưu lượng khí vô ích trong một phút ít hơn, lưu lượng khí hữu ích trong một phút nhiều hơn nên hiệu quả hô hấp cao hơn
- Là hoạt động có ý thức
Câu 4
 - Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
+ Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).
+ Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
+ Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2.
- Ăn uống đúng cách giúp cho sự tiêu hóa đạt hiệu quả vì:
+ Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn giúp tiêu hóa hiệu quả hơn.
+ Ăn đúng giờ, đúng bữa tạo phản xạ có điều kiện tiết dịch tiêu hóa làm số lượng, chất lượng dịch tiêu hía cao hơn, giúp sự tiêu hóa đạt hiệu quả cao hơn.
+ Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa được nhiều hơn, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn.
+ Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi giúp cho các hoạt động tiêu hóa như sự co bóp của dạ dày, ruột tập trung hơn, giúp sự tiêu hóa đạt hiệu quả cao hơn.
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,3
Câu 5
 - Phân biệt điểm mù với điểm vàng trên màng lưới của cầu mắt:
+ Điểm vàng là điểm mà khi ảnh của vật rơi vào, mắt nhìn thấy rõ nhất.
+ Điểm mù là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác . Đó là điểm mà khi ảnh của vật rơi vào, mắt không nhìn thấy gì
 - Người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc nhìn thấy rất kém vào lúc hồng hôn vì:
+ Màng lưới gồm: Các tế bào nón (tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc) và tế bào que (tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu, không nhận kích thích về màu sắc)
+ Ở người bị bệnh quáng gà, do thiếu vitamin A mà vitamin A là nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que nên thiếu vitamin A thì tế bào que không hoạt động. Vì vậy vào lúc hoàng hôn, ánh sáng yếu mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.
- Lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật vì: Vào lúc ánh sáng yếu, tế bào nón không hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động. Nhưng tế bào que chỉ nhận các kích thích ánh sáng 
yếu mà không nhận về kích thích màu sắc. Do vậy vào lúc ánh sáng yếu, mắt không nhận ra màu sắc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6
 Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý:
- Phòng cảm nóng:
+ Khi trời oi bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức bị cảm nóng. Vì vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:
* Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài trời nắng gắt (trưa hè)
* Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm nước lạnh ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt máy quá mạnhcơ thể bị giảm nhiệt đột ngột, chưa thích ứng kịp cũng gây cảm (trúng gió)
* Tạo điều kiện cho cơ thể thoáng nhiệt: uống đủ nước, quạt vừa phải, mặc quần áo thoáng mát
- Phòng cảm lạnh: Cơ thể phải được giữ ấm nhất là cổ, ngực, chân; không ngồi nơi hút gió.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
–––––––– Hết ––––––––

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.docx