Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 1: (1,5 điểm)
Trình bày cấu tạo chung và thành phần hóa học của tế bào trong cơ thể. Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó?
Câu 2: (1,5điểm)
a. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm tăng huyết áp? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?
b. Tại sao khi bác sĩ khám bệnh, lại căn cứ vào số lượng hồng cầu và bạch cầu để chuẩn đoán bệnh?
c. Tính chu kì (nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 4 phút ( biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi)
Câu 3: (2 điểm)
a. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?
b. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1: (1,5 điểm) Trình bày cấu tạo chung và thành phần hóa học của tế bào trong cơ thể. Tế bào có những đặc điểm nào thể hiện tính chất sống của nó? Câu 2: (1,5điểm) a. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm tăng huyết áp? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? b. Tại sao khi bác sĩ khám bệnh, lại căn cứ vào số lượng hồng cầu và bạch cầu để chuẩn đoán bệnh? c. Tính chu kì (nhịp tim) và lưu lượng ôxi cung cấp cho tế bào trong 4 phút ( biết rằng mỗi nhịp cung cấp cho tế bào là 30 ml ôxi) Câu 3: (2 điểm) a. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp? b. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường? Câu 4: (3 điểm) Trình bày cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện theo quan điểm Paplôp? Trình bày quá trình thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập để hình thành một phản xạ mới qua một ví dụ tự chọn ? Câu 5: (2 điểm) Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy máu đi 70ml và trong 1 ngày đêm đẩy đi được 7560lit máu. Hỏi a. Số lần mạch đập trong 1 phút? b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim ? -------------- Hết -------------- PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG LỚP8 Năm học: 2014-2015 Môn: SINH HỌC Thời gian làm bài: 120 phút Câu Nội dung Điểm 1 1,5 - Cấu tạo chung của tế bào: Tất cả các tế bào trong cơ thể (trừ TB hồng cầu) đều có cấu trúc chung là có màng sinh chất, chất tế bào và nhân. Trong chất TB có các bào quan như ribosom, lưới nội chất, ti thể, bộ máy gôngi, trung thể, ARN. Trong nhân mang thông tin di truyền là AND nằm trong các NST - Thành phần hóa học của tế bào: Chất hữu cơ: - Protein cấu tạo gồm các nguyên tố hóa học C, H, O, N, S, P. Trong đó nito là chất đặc trưng cho sự sống. - Gluxit cấu tạo gồm 3 nguyên tố hóa học C, H, O trong đó tỉ lệ H :O luôn bằng 2: 1. - Lipit cấu tạo gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy theo loại lipit. - A xit nucleic gồm 2 loại AND và ARN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P. Chất vô cơ: Gồm nước và các muối khoáng có chứa Ca, K, Na, Fe, Cu, - Những đặc điểm cơ bản thể hiện tính chất sống: TB thường xuyên TĐC với môi trường trong cơ thể (máu, nước mô) thông qua màng TB bằng cơ chế thẩm thấu và khuếch tán - Sinh sản: TB lớn lên đến mức nào đó thì phân chia gọi là sự phân bào. Vì thế TB luôn đổi mới và tăng về số lượng - Cảm ứng: Là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích lí , hóa của môi trường xung quanh TB (VD: TB cơ là sự co rút và TB TK là hưng phấn và dẫn truyền) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2 1,5 a. Huyết áp. - Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển. * Nguyên nhân làm tăng huyết áp. - Nguyên nhân thuộc về tim: Khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất làm cho huyết áp tăng. - Nguyên nhân thuộc về mạch: Khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng. - Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đặc huyết áp càng tăng * Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm. b. Khi bác sĩ khám bệnh, lại căn cứ vào số lượng hồng cầu và bạch cầu để chuẩn đoán bệnh vì: Phải căn cứ vào số lượng hồng cầu để biết được tình trạng sức khỏe: ở nam: 4.5 triệu / mm3 , nữ: 4.2 triệu mm3. Nếu số lượng tăng quá hoặc giảm quá thì cơ thể ở trạng thái bệnh lí. - Bạch cầu nếu khoảng từ 5000 – 8000 trong 1 mm 3 máu là tốt nhất. Nếu số lượng tăng quá thì cơ thể có bệnh, nếu giảm quá chứng tỏ khả năng kháng bệnh kém. - Còn căn cứ vào tỉ lệ bạch cầu có trong thành phần của máu để xác định được ta mắc bệnh gì. c. Đổi 1phút = 60 giây Vậy 4 phút = 240 giây Số nhịp tim hoạt động trong 4 phút là: 240: 0,8 = 300 nhịp Lưu lượng khí ô xi cung cấp cho tế bào trong 4 phút là: 300 . 30 = 9000 (ml) 0.25 0,25 0,5 0,25 0,25 3 2 a.Giải thích qua ví dụ: - Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí: + Khí lưu thông / phút : 400 ml x 18 = 7200 ml + Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml + Khí hữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 2700 ml = 4500 ml - Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/ phút , mỗi nhịp hít vào 600 ml + Khí lưu thông / phút : 600 ml x 12 = 7200 ml + Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 12 = 1800 ml + Khí ghữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 1800 ml = 5400 ml Kết luận: Khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp (5400 ml – 4500 ml = 900 ml). b. Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì: - Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2 - Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể. - Khi lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường. 0,5 0,5 0,5 4 3 - Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện: Là sự thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng trên vỏ não khi các vùng này cùng hưng phấn - Lấy ví dụ về sự thành lập phản xạ tiết nước bọt khi nhìn thấy ánh đèn của chó trong thí nghiệm của Paplop để minh họa cho cơ chế: Bật đèn rồi cho chó ăn nhiều lần, ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống. Bật đèn trước rồi cho ăn rồi lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần khi đó cả vùng thị giác và vùng ăn uống đều hoạt động đường lien hệ tạm thời đang được hình thành. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn được thành lập khi đường lien hệ tạm thời được hình thành. - Ví dụ: HS cần lấy ví dụ đạt được các yêu cầu sau: + Nêu được quá trình thành lập 1 phản xạ có điều kiện(Chú ý thời gian tác động của kích thích có điều kiện tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn) + Nêu được quá trình ức chế phản xạ có điều kiện đã thành lập đó để thành lập một phản xạ mới Ví dụ tham khảo: + Mỗi lần đánh kẻng cho gà ăn; sau nhiều lần kết hợp hình thành ở gà phản xạ có điều kiện: nghe tiếng kẻng thì chạy về để ăn. + Sau đó ta đánh kẻng nhưng không cho gà ăn đồng thời dùng sào đuổi gà đi, sau nhiều lần làm như vậy gà sẽ bị ức chế phản xạ có điều kiện nghe tiếng kẻng thì chạy về để ăn và hình thành phản xạ mới nghe tiếng kẻng thì bỏ chạy ( Đây là mẹo mà Trạng Quỳnh đã dùng để ăn trộm mèo vua). 1 1 0,5 0,5 5 2 a. Trong 1 phút tâm thất trái co và đẩy: 7560 : (24 .60) =5,25 lít Số lần mạch đập trong 1 phút: (5,25 .1000) :70 = 75 lần b. Thời gian hoạt động của 1 chu kì tim 1 phút = 60 giây Ta có 60 : 75 =0,8 giây 0,5 0,5 1
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc