Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Câu 1 (1,5  điểm). 

          Nêu đặc điểm của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng? 

Câu 2 (1,5 điểm).

          Làm thế nào để có một hệ tim mạch khỏe mạnh là cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ. Tại sao nói tim làm việc suốt đời không mệt mỏi?

Câu 3 (1,5điểm).

          Trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp ở người.

Câu 4 (2 điểm).

          Giải thích câu ca dao:

" Ăn no chớ có chạy đầu

Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền"

doc 4 trang Huy Khiêm 27/11/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (1,5 điểm). 
	Nêu đặc điểm của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng? 
Câu 2 (1,5 điểm).
	Làm thế nào để có một hệ tim mạch khỏe mạnh là cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ. Tại sao nói tim làm việc suốt đời không mệt mỏi?
Câu 3 (1,5điểm).
	Trình bày các biện pháp chủ yếu nhằm bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp ở người.
Câu 4 (2 điểm).
	Giải thích câu ca dao:
" Ăn no chớ có chạy đầu
Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền"
Câu 5 (1,5 điểm).
Vì sao có sự khác nhau về thành phần của nước tiểu đầu và máu? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?
Câu 6 (2 điểm).
Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị. Nằm đọc sách có hại gì?
–––––––– Hết ––––––––
	Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 Các xương trong cơ thể liên hệ với nhau qua khớp. Có 3 loại khớp: khớp động, khớp bán động, khớp bất động
+ Khớp động là khớp cử động dễ dàng. Cơ thường bám vào các xương qua khớp, vì vậy khi cơ co làm cho xương cử động quanh khớp.
+ Khớp bán động là những khớp mà cử động bị hạn chế như khớp ở cột sống, lồng ngực, vì vậy bảo vệ được các cơ quan quan trọng như tim, phổi.
+ Khớp bất động là khớp không cử động được, các xương gắn chắc với nhau như các khớp xương sọ có ý nghĩa bảo vệ não, hoặc khớp ở các xương phần hông có ý nghĩa nâng đỡ.
 Chức năng nâng đỡ còn được bảo đảm nhờ tính chất vững chắc của xương thể hiện trong cấu tạo của xương. Xương là mô liên kết với chất nền chứa muối canxi – phốt phát kết hợp với chất hữu cơ là cốt giao, do đó xương có tính chất rắn chắc và đàn hồi.
+ Về cấu trúc, các xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương có các nan xương xếp theo chiều chịu lực (vòng cung) làm tăng sức chịu lực của xương.
0,1
0,3
0,3
0,3
0,3
0,2
Câu 2
 * Để có một hệ tim mạch khỏe mạnh cần thường xuyên rèn luyện hệ tim mạch bằng cách:
+ Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức, kết hợp với xoa bóp ngoài da.
+ Bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: Tránh các tác động làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn và có hại cho tim mạch...
+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu... và điều trị kịp thời các chứng như cúm, thấp khớp...
* Tim làm việc suốt đời không mệt mỏi vì:
- Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8 s:
+ Pha nhĩ co: 0,1 (s) thì tâm thất được nghỉ.
+ Pha thất co: 0,3 (s) thì tâm nhĩ được nghỉ.
+ Pha dãn chung: 0,4 (s). Lúc này cả tâm thất và tâm nhĩ đều được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Vậy mỗi một chu kì co tim 0,8 (s) trong đó pha dãn chung kéo dài 0,4 (s), là thời gian đủ để tim phục hồi lại hoàn toàn.
0,3
0,3
0,3
0,1
0,1
0,1
0,1
0,2
Câu 4
"Ăn no chớ có chạy đầu"
- Đây là lời khuyên để đảm bảo cho sự tiêu hóa được tốt, hợp vệ sinh, đảm bảo sự phân phối máu hợp lí cho các cơ quan đang hoạt động.
+ Chạy là hoạt động cần cung cấp nhiều năng lượng (nhất lại là chạy thi, chạy vượt lên), mà trong lúc vừa ăn no xong lại cần năng lượng tập trung cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
+ Cơ quan đang hoạt động thì máu phải dồn tới nhiều, mang oxi và các chất dinh dưỡng tới để oxi hóa, tạo năng lượng cho cơ quan đó hoạt động.
+ Nếu ăn xong chạy ngay thì sẽ bị "đau xóc", nhất là chạy nhanh vượt lên đầu thì càng nguy hiểm, ăn vừa xong sẽ bị đầy, khó tiêu vì máu đã dồn vào hoạt động chạy nên hạn chế hoạt động của cơ quan tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa giảm tiết, các cơ ở thành ống tiêu hóa hạn chế co bóp để tiêu hóa thức ăn.
"Đói bụng chớ có tắm lâu mà phiền"
- Đây là lời khuyên trong sử dụng năng lượng hợp lí.
+ Khi tắm thì cơ thể mất nhiệt, cơ thể phải tăng sinh nhiệt để bù đắp lại phần nhiệt mất đi khi tắm, giữ cho thân nhiệt ổn định
+ Đói bụng mà tắm lâu là hiện tượng mất thăng bằng trong thu chi năng lượng, có chi mà không có thu. Năng lượng mất đi không được bù lại, dị hóa vượt đồng hóa là sự bất thường trong hoạt động sinh lí của cơ thể có thể dẫn tới bị cảm lạnh do hạ nhiệt, có thể dẫn tới đột qụy, tử vong.
=> Hai câu ca dao trên là những lời khuyên trong vệ sinh ăn uống, trong sinh hoạt hằng ngày, đảm bảo một sự hài trong sinh hoạt, để đảm bảo sức khỏe lâu dài.
0,2
0,2
0,2
0,4
0,2
0,2
0,4
0,2
Câu 5
- Điểm khác nhau:
+ Nước tiểu đầu: Không có các tế bào máu và protein có kích thước lớn
+ Máu: Có các tế bào máu và các protein có kích thước lớn
- Giải thích sự khác nhau:
+ Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở cầu thận.
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận diễn ra do sự chênh lệch về áp suất giữa máu và nang cầu thận (áp suất lọc), phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.
+ Màng lọc là vách mao mạch với kích thước lỗ là 30 – 40A0.
+ Các tế bào máu và các phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.
- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu: là quá trình lọc và thải từ máu các chất cặn bã, các chất thừa không cần thiết ra môi trường ngoài.
0,1
0,1
0,2
0,2
0,2
0,2
0,5
 Câu 3:
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: 
+ Bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) (0,15 điểm)
+ Các vi sinh vật gây bệnh. (0,15 điểm)
- Các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
Biện pháp
Tác dụng
1
- Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công cộng, trường học, bệnh viện và nơi ở.
- Điều hoà thành phần không khí (chủ yếu là tỉ lệ oxi và cacbonic) theo hướng có lợi cho hô hấp.
2
- Đảm bảo nơi làm việc và nơi ở có đủ nắng, gió tránh ẩm thấp.
- Thường xuyên dọn vệ sinh.
- Không khạc nhổ bừa bãi.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ vi sinh vật gây bệnh.
3
- Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các khí độc.
- Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc.
- Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...)
4
- Nên đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh và ở những nơi có hại.
- Hạn chế bụi từ không khí lọt vào hệ hô hấp
(Mỗi nhóm biện pháp đúng được 0,2 điểm; mỗi tác dụng đúng tương ứng từng biện pháp được 0,1 điểm)
Câu 6:
- Phân biệt tật cận thị với tật viễn thị
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
(0,15 điểm)
- Bẩm sinh: Cầu mắt dài
- Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách (đọc gần) => thể thuỷ tinh quá phồng. 
(0,2 điểm)
- Đeo kính mặt lõm (kính cận).
(0,15 điểm)
Viễn thị là tật mắt chỉ có khả năng nhìn xa
(0,15 điểm)
- Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.
- Do thể thuỷ tinh bị lão hoá (người già) => không phồng được.
(0,2 điểm)
- Đeo kính mặt lồi (kính viễn).
(0,15 điểm)
- Nằm đọc sách có hại là: 
+ Khi nằm đọc sách (dù nằm ngửa hay nằm nghiêng, kể cả nằm sấp chống tay mà đọc sách) khoảng cách giữa mắt tới sách luôn thay đổi có thể do mỏi tay, chưa kể nằm nghiêng khoảng cách từ sách tới hai mắt là không giống nhau. (0,5 điểm)
+ Tất cả những lí do trên khiến mắt luôn phải điều chỉnh độ xa, gần, dễ dẫn tới cận thị và độ cận không đồng đều giữa hai mắt. (0,5 điểm)
–––––––– Hết ––––––––

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc