Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (1,5 điểm).
Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú (vượn người) thể hiện như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm).
Trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng. Tại sao nói tim làm việc suốt đời không mệt mỏi?
Câu 3 (1,5điểm).
Nêu các giai đoạn của quá trình hô hấp. Các giai đoạn đó có mối liên quan với nhau về chức năng như thế nào?
Câu 4 (2 điểm).
Hệ tiêu hóa có thể bị tổn thương và hoạt động tiêu hóa có thể kém hiệu quả do những tác nhân nào? Nêu biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (1,5 điểm). Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú (vượn người) thể hiện như thế nào? Câu 2 (1,5 điểm). Trình bày cấu tạo của tim phù hợp với chức năng. Tại sao nói tim làm việc suốt đời không mệt mỏi? Câu 3 (1,5điểm). Nêu các giai đoạn của quá trình hô hấp. Các giai đoạn đó có mối liên quan với nhau về chức năng như thế nào? Câu 4 (2 điểm). Hệ tiêu hóa có thể bị tổn thương và hoạt động tiêu hóa có thể kém hiệu quả do những tác nhân nào? Nêu biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả. Câu 5 (1,5 điểm). Da có những chức năng gì, phân tích để thấy rõ được điều đó? Câu 6 (2 điểm). Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện, nêu rõ mối quan hệ của 2 loại phản xạ này (nếu có) –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG MÔN: SINH HỌC - LỚP 8 Câu Đáp án Điểm Câu 1 Sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú (vượn người) thể hiện ở sự phát triển của não bộ và sự phân hóa phức tạp của các loại xương. Cụ thể như sau: - Xương đầu: + Hộp sọ lớn hơn chứa não phát triển. + Tỉ lệ giữa xương sọ và xương mặt lớn hơn. + Lồi cằm phát triển. + Xương hàm nhỏ hơn. + Đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng. - Xương thân: + Cột sống cong ở 4 chỗ, lồng ngực rộng sang 2 bên, đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng. + Xương chậu rộng đỡ các nội quan trong tư thế đứng thẳng. - Xương chi phân hóa: + Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận động của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động hơn. + Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể đứng và đi lại chắc chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyển linh hoạt. 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,1 0,2 0,3 Câu 2 * Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng, thể hiện: 1. Cấu tạo ngoài - Bên ngoài được bao bọc bởi một màng tim bằng mô liên kết, mặt trong màng tim tiết ra một chất dịch giúp tim hoạt động được dễ dàng. - Động mạch vành và tĩnh mạch vành làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim. 2. Cấu tạo trong - Tim có 4 ngăn: Tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái, tâm thất phải. - Thành cơ tâm thất dày hơn cơ tâm nhĩ. Thành cơ của nửa tim bên trái dày hơn thành cơ của nửa tim bên phải. - Trong các ngăn tim được lót bởi một màng mỏng và có các van tim nằm giữa tâm thất với tâm nhĩ, giữa tâm thất với động mạch. * Tim làm việc suốt đời không mệt mỏi vì: - Tim hoạt động theo chu kì, mỗi chu kì gồm 3 pha với thời gian là 0,8 s: + Pha nhĩ co: 0,1 (s) thì tâm thất được nghỉ. + Pha thất co: 0,3 (s) thì tâm nhĩ được nghỉ. + Pha dãn chung: 0,4 (s). Lúc này cả tâm thất và tâm nhĩ đều được nghỉ ngơi hoàn toàn. Vậy mỗi một chu kì co tim 0,8 (s) trong đó pha dãn chung kéo dài 0,4 (s), là thời gian đủ để tim phục hồi lại hoàn toàn. 0,2 0,1 0,2 0,2 0,3 0,2 0,3 Câu 3 - Các giai đoạn trong quá trình hô hấp (3 giai đoạn): + Sự thở (sự thông khí ở phổi) : Lấy O2 và thải CO2. Thông qua hoạt động hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. + Trao đổi khí ở phổi : gồm các hoạt động khuêch tán của O2 từ không khí ở phế nang vào máu và CO2 từ máu vào không khí ở phế nang. + Trao đổi khí ở tế bào : gồm các hoạt động khuêch tán của O2 từ máu vào tế bào và CO2 từ tế bào vào máu. - Mối liên quan về chức năng giữa 3 giai đoạn trong quá trình hô hấp là: + Sự thở: giúp thông khí ở phổi để duy trì nồng độ O2 và CO2 trong không khí phế nang ở mức thích hợp cho sự trao đổi khí ở phổi. + Sự trao đổi khí ở phổi: giúp cho O2 trong không khí phế nang khuêchs tán vào trong máu và CO2 theo chiều ngược lại, làm cho máu sau khi ra khỏ phổi về tim mang nhiều O2 hơn và ít CO2 hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở tế bào. + Sự trao đổi khí ở tế bào: giúp O2 khuếch tán từ mao mạch máu vào nước mô rồi vào tế bào và CO2 khuếch tán theo chiều ngược lại. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 - Hệ tiêu hóa có thể bị tổn thương và hoạt động tiêu hóa có thể kém hiệu quả do những tác nhân: + Các vi sinh vật gây bệnh. + Các chất độc trong thức ăn đồ uống. + Ăn không đúng cách. - Biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả là: + Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức. + Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi ăn; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả. + Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho cơ quan tiêu hóa. + Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan tiêu hóa khác trong khoang miệng 0,2 0,2 0,2 0,3 0,4 0,4 0,3 Câu 5 - Chức năng bảo vệ cơ thể: + Tầng sừng gồm những tế bào chết đã hóa sừng, xếp sít nhau chống sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại. + Các sợi mô liên kết, lớp mỡ nên có tác dụng cơ học như chống sự va đập. + Tuyến nhờn, tiết chất nhờn có tác dụng chống thấm nước và thoát nước, chống sự xâm nhập của vi khuẩn, diệt khuẩn (Da sạch có khả năng diệt tới 85% số vi khuẩn bám trên da do trong tuyến nhờn có chất lizôzim). + Sắc tố da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. - Tiếp nhận kích thích xúc giác: Các cơ quan thụ cảm giúp nhận biết các kích thích của môi trường. - Bài tiết: Tuyến mồ hôi thực hiện chức năng bài tiết. - Điều hoà thân nhiệt: Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt. - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người. 0,1 0,1 0,2 0,1 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6: (2 điểm) * Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện: (mỗi ý đúng được 0,1 điểm) Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện 2. Mang tính bẩm sinh Được hình thành trong đời sống qua quá trình tập luyện 3. Bền vững Có tính tạm thời, dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loài Có tính chất cá thể và không di truyền 5. Số lượng hạn chế Số lượng không hạn định 6. Cung phản xạ đơn giản Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống Trung ương thần kinh nằm trong lớp vỏ đại não * Mối quan hệ của 2 loại phản xạ có điều kiện và không điều kiện - Tuy phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện có những điểm khác nhau, song lại có liên quan chặt chẽ với nhau: (0,2 điểm) + PXKĐK là cơ sở để thành lập PXCĐK. (0,2 điểm) + Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn). (0,2 điểm) –––––––– Hết ––––––––
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_8_nam.doc