Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)

 

Câu 1 (2 điểm). 

         Hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền được nhà thơ Tế Hanh khắc hoạ trong khổ thơ sau có gì đặc sắc?

                                      “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

                                       Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
                                       Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
                                       Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

                                                                                   (Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2 (3 điểm). 

Những bàn tay cóng

          Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi của mình  thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng chỉ cần một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn m­ượn và tay bạn  sẽ không bị lạnh".

                                                                     (Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ )
           Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.

doc 6 trang Huy Khiêm 07/12/2023 2400
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Việt (Kèm hướng dẫn chấm và biểu điểm)
 PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề bài gồm 1 trang)
Câu 1 (2 điểm). 
 Hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền được nhà thơ Tế Hanh khắc hoạ trong khổ thơ sau có gì đặc sắc?
 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm 
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
                                                (Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2 (3 điểm). 
Những bàn tay cóng
          Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi của mình thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng chỉ cần một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con: "Vì sao con mang tới hai đôi găng tay trong túi áo?". Con tôi trả lời: " Con làm vậy từ lâu rồi. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng tay. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn  sẽ không bị lạnh".
                                                  (Theo " Tuổi mới lớn", NXB Trẻ )
          Suy nghĩ của em về ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 3 (5 điểm). 
Nhận xét về 2 bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ và "Khi con tu hú” của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ. Tuy nhiên, thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”.
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Hết
Họ và tên thí sinh:
Chữ kí giám thị 1............
Số báo danh :...
Chữ kí giám thị 2 .....
 PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Hướng dẫn chấm và biểu điểm gồm trang)
Câu số
Nội dung đáp án
Biểu điểm
1
(2 điểm)
* Yêu cầu về hình thức: Học sinh phải viết thành đoạn văn có cấu trúc hoàn chỉnh, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, giầu cảm xúc, trình bày rõ ràng, không mắc lỗi.
* Về nội dung cần chỉ rõ: Khổ thơ thể hiện tài năng của Tế Hanh trong việc khắc họa hình ảnh con người và chiếc thuyền nằm nghỉ ngợi trên bến đỗ ở nhiều khía cạnh:
- Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ như một bức tượng đài có hình khối , màu sắc và hương vị đặc trưng đã làm toát lên một phong thái, một thần sắc đặc biệt : màu da “ rám nắng” là tín hiệu của đời sống lao động, sự từng trải, với thân hình khỏe mạnh, vạm vỡ, đầy sức sống; hương vị “xa xăm” mang một ý vị tượng trưng, gợi cảm, lãng mạn nhằm thể hiện da thịt của người dân chài như thấm đẫm vị mặn mòi của biển cả quê hương.
- Hình ảnh con thuyền được miêu tả như con người có linh hồn, có thần thái và khí chất riêng. Thông qua biện pháp nhân hoá : “ im , mỏi , trở về nằm ,” và hình ảnh ẩn dụ chuyển đổ cảm giác “nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” khiến ta cảm nhận con thuyền không chỉ nằm im nghỉ ngơi trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về mà còn thấy cả sự mệt mỏi, say sưa, còn cảm thấy con thuyền ấy như đang nắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy nằm nghỉ ngơi, chiêm nghiệm, suy ngẫm và thấm thía cuộc sống lao động đầy vất vả và cực nhọc của người dân chài. 
- Ngoài ra cần thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà thơ đó là: Khắc hoạ được những hình ảnh quen mà lạ, thực mà hư;  sự nhất quán trong cảm nhận mang tính chất tượng trưng : con thuyền đồng nhất với số phận, với cuộc đời của người dân chài.
- Cách tả đó cho thấy tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương.
* Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn, hoặc sai sót nhiều lỗi chính tả, diễn đạt trừ 0.5 điểm.              
0.25
0.5
0.5
0.5
0.25
2
(3 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội dựa trên ý nghĩa của một câu chuyện.
- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, trình bầy mạch lạc, lời văn trong sáng, có sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, diễn
* Yêu cầu nội dung: HS cần đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt giới thiệu được tầm quan trọng của tình yêu thương giữa con người với con người.
- Giới thiệu được bài bài học sâu sắc từ câu chuyện.
b. Thân bài:
* Giải thích được ý nghĩa câu chuyện:                                         
- Tình yêu thương , sự sẻ chia đùm bọc giữa con ngời với con người được thể hiện qua những suy nghĩ, việc làm rất hồn nhiên của em bé.
* Bàn bạc và chứng minh:
- Suy nghĩ và việc làm của em bé là hoàn toàn đúng vì trong xã hội của chúng ta có không ít những người gặp những hoàn cảnh khó khăn hoặc éo le, bất hạnh. Họ rất cần sự quan tâm, sẻ chia giúp đỡ của những người xung quanh để có cuộc sống bình thường như bao người khác, để họ vươn lên vượt qua số phận. Lấy ví dụ.                                          
- Tình yêu thương đó cần được thể hiện ra bằng những hành động cụ thể, thiết thực. ở đây việc làm của em bé tuy nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng lớn lao chứng tỏ em đã biết quan tâm và giúp đỡ các bạn xung quanh mình.Việc làm của em đã đánh thức, khơi dậy ở mỗi chúng ta những tình cảm tương tự như vậy. Lấy ví dụ
- Tình yêu thương luôn là nền tảng của đạo đức, là truyền thống đạo lý tốt đẹp của ông cha ta từ xa cho đến nay mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy.         
- Phê phán những việc làm trái ngược với tình yêu thương, sự sẻ chia giúp đỡ người khác.
* Bài học cho bản thân:                                                         
- Xã hội của con người không thể thiếu tình yêu thương nhất là khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Hãy yêu thương tất cả mọi người và bằng những việc làm nhỏ nhất giúp đỡ nhau để làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.
- Cuộc sống hiện đại phức tạp, nền kinh tế thị trường phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ, lối sống của nhiều người nên tình yêu thương, tính cộng đồng càng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay.
- Thế hệ trẻ ngày nay cần không ngừng tu dưỡng về đạo đức, ràn luyện nhân cách để có một lối sống đẹp cho bản thân đồng thời luôn phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
c. Kết luận:
- Khảng định vai trò của tình yêu thương, chia se và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
- Kêu gọi mọi người luôn thể hiện tình yêu thương bằng những việc làm cụ thể thiết thực hàng ngày.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 2:
- Điểm 3: Bài viết đúng thể loại, đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.   
 - Điểm 2: Bài viết đúng thể loại, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng phù hợp, còn mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1: Viết đúng thể loại, nội dung bài viết còn sơ sài, còn hay mắc lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý:
- Giám khảo cho điểm linh hoạt có thể cho điểm lẻ từ 0.25 điểm.
- Những bài không viết theo cấu trúc bài văn cho tối đa 2 điểm.
* Chú ý:
- Đánh giá cao những bài viết sâu sắc, giải quyết vấn đề một cách triệt để và có ý kiến đánh giá riêng nhưng hợp lí
-Giám khảo chủ động, linh hoạt cho điểm.
0.25
0.5
1
1
0.25
3
(5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Thể loại: Nghị luận văn học.
- Phương pháp: Chứng minh vấn đề gợi ra từ một ý kiến nhận xét, kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lời văn trong sáng, giầu cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát bối cảnh Việt Nam trước CMT8: Dân tộc ta chìm trong ách nô lệ của TD Pháp, nhiều thanh niên trí thức có tâm huyết với non sông đất nước đều khao khát tự do. 
- Bài thơ “ Nhớ rừng” ( Thế Lữ ) , “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu ) đều nói lên điều đó. 
- Trích ý kiến 
b.Thân bài:
1. Hai bài thơ này đều thể hiện lòng yêu nước và khao khát tự do của tầng lớp thanh niên trí thức.
a. Bài thơ “Nhớ rừng”: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để gián tiếp thể hiện một cách kín đáo lòng yêu nước và khao khát tự do của thanh niên trí thức nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung thời kì đó.
- Vì yêu nước nên mới thấy hết nỗi tủi cực của cuộc sống nô lệ.
+ Con hổ mới buồn bã, uất hận vì hiện tại tù túng, giam cầm ở vượn bách thú mất tự do. (d/c khổ 1)
+ Chán ghét cảnh vật tầm thường đơn điệu tầm thường, ở vườn bách thú.. Đối lập với tư thế là chúa sơn lâm, đầy oai hùng, kiêu hãnh, được vạn vật nể sợ.
- Vì yêu nước, mới không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do: 
+ Con hổ nhớ về cuộc sống tự do vùng vẫy ở núi rừng đại ngàn với “cảnh nước non hùng vĩ” - ngôi nhà thân yêu, bao la và tự do mà nó được làm chủ, tự do vùng vẫy giữa núi rừng đại ngàn hoang vu, hiểm trở (khổ 2)
+ Con hổ nhớ về thời quá khứ huy hoàng oanh lệt:Những đêm trăng đẹp , những ngày mưa, những bình minh rộn rã tưng bừngCon hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như một bậc đế vương đầy quyền uy (d/c) 
à Vì thế, con hổ khát khao trở về, khát khao được tự do => nó gửi mình theo “giấc mộng ngàn to lớn// Để hồn ta được phảng phất gần ngươi// Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
+ Liên hệ, bài thơ ra đời năm 1936, hoàn cảnh đất nước ta bấy giờ, chịu đô hộ, mất tự do => nỗi lòng của người dân mất nước: yêu nước, uất hận, khao khát tự do.
à Khái quát bài thơ: Qua việc thể hiện tâm sự, nỗi lòng của con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình yêu nước thiết tha của một thanh niên trí thức. Đồng thời, ta cũng thấy được sự uất hận, khao khát vươn tới cuộc sống tự do của toàn dân tộc.
b. Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác năm 1939, khi nhà thơ đang bị giam ở nhà lao Thừa Thiên. Khi con tu hú là lời bộc lộ tâm trạng mãnh liệt, sôi nổi của người chiến sĩ bị tù đày. Hoàn cảnh này cũng giống như con hổ trong vườn bách thú, bị tước mất tự do.
- Tình yêu nước và khao khát tự do của người chiến sĩ thể hiện qua:
+ Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng tâm hồn vẫn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè rữc rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh, đầy hương vị ngọt ngào( d/c khổ 1) 
+ Khát khao tự do: nhân vật trữ tình muốn bung phá, phản kháng lại sự tù túng, chật hẹp của hoàn cảnh. Khát vọng ấy mạnh mẽ, quyết liệt vô cùng (d/c khổ 2)
+ Tố Hữu là nhà thơ chiến sĩ. Thơ ông là thứ thơ trữ tình - chính trị độc đáo. Do đó, nổi lên trong bài thơ này, ta thấy tình yêu đất nước tha thiết và khát khao tự do cháy bỏng của một chiến sĩ cách mạng.
2. Hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và nhất là khát vọng tự do cháy bỏng, nhưng thái độ đấu tranh cho tự do lại hoàn toàn khác nhau.
* Nhớ rừng: con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước.
- “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua ”
= > Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Nó “nằm dài” trong cũi sắt để gặm nhấm “khối căm hờn” đã hóa đá trong lòng.
- Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó = > cách giải quyết theo tinh thần lãng mạn.
à Như vậy, tâm sự bi quan buồn chán bất lực của con hổ trong “Nhớ rừng” cũng chính là tiếng nói của một tầng lớp thanh niên có tâm sự yêu nước , đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành độngĐây là thái độ đấu tranh tiêu cực.
* Khi con tu hú: Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do.
+ Khổ cuối dồn nén tâm trạng của nhân vật trư tình:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
= > Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc.
+ Cảnh thiên nhiên: bắp ngô, trái cây ngọt chín, tiếng chim tu hú, chim chóc, 
= > hiện thân của cuộc sống tự do mà yên bình, hạnh phúc. Đó là cuộc sống mà nguời chiến sĩ muốn bảo vệ. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.
à Khi con tu hú là tiếng nói của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước mà cách mạng chỉ ra, biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc . Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực.
- Lí giải nguyên nhân khác nhau:
+ Thế Lữ là một nhà thơ lãng mạn của trong phong trào Thơ mới 32- 45. Các nhà thơ mới với cái tôi cá nhân còn non trẻ, trước hiện thực nô lệ của nước nhà, họ đi sâu mãi vào cái bản thể, vào thế giới nội tâm để trốn tránh thực tại. Người thoát lên tiên cảnh, người tìm về quá vãng, hay say đắm trong tình yêu, Thế Lữ cũng không nằm ngoài xu hướng chung ấy. Với Nhớ rừng, ông không giống nói trực tiếp tâm tư, tình cảm của mình như Tố Hữu mà phải gián tiếp qua lời con hổ trong vườn bách thú. Trước hiện thực phũ phàng, cách giải quyết của ông theo khuynh hướng lãng mạn: là tìm quá khứ và mơ mộng.
+ Tố Hữu: là nhà thơ cách mạng. Vì thế, thơ ông là tiếng nói lạc quan, đậm tính sử thi. Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác khi nhà thơ đang trong cảnh tù đầy, nhưng nó không làm bài thơ mang vẻ u sầu, tuyệt vọng mà ngời sáng lên vẫn là tinh thần lạc quan cách mạng, là khát khao tự do cháy bỏng và gắn liền với nó là khát khao hành động để giành lấy tự do:
3. Kết luận.
- Khẳng định đây là hai bài thơ hay, thể hiện tinh thần yêu nước của một thế hệ thanh niên trí thức hồi bấy giờ.
+ Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối vì thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc. 
+ Tiếng nói khao khát tự do ,ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời. 
- Sự khác nhau trong thái độ tranh đấu cho tự do của tác phẩm góp phần làm nên nét riêng của thơ lãng mạn và thơ cách mạng; đồng thời cho chúng ta thấy phần nào phong cách riêng biệt của mỗi nhà thơ.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả.
- Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá.
- Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại từ 0.25 điểm.
0.5
1.5
1.5
0.5
0.5
0.5

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc