Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm). 

Cảm nhận nét đặc sắc trong những dòng thơ sau:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

                          (Quê hương- Tế Hanh)

Câu 2(3,0 điểm).

Suy  nghĩ về hiện tượng thiếu trung thực trong học tập và thi cử trong học sinh.

Câu 2 (5,0 điểm).

doc 5 trang Huy Khiêm 21/10/2023 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm). 
Cảm nhận nét đặc sắc trong những dòng thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Và
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
 (Quê hương- Tế Hanh)
Câu 2 (3,0 điểm).
Suy nghĩ về hiện tượng thiếu trung thực trong học tập và thi cử trong học sinh.
Câu 2 (5,0 điểm).
Có ý kiến cho rằng “Hai bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh), đều thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọn tự do của người chiến sĩ cách mạng”.
Bằng hiểu biết về hai bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 điểm)
- Về hình thức: Học sinh viết thành đoạn văn biểu cảm, có cảm xúc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả.
- Về nội dung:
+ HS cảm nhận được đây là những câu thơ đặc sắc miêu tả chiếc thuyền của người dân làng chài trong những thời điểm khác nhau: khi ra khơi, khi trở về bến sau chuyến ra khơi.
+ Hai câu thơ : 
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Sử dụng phép so sánh đẹp, lãng mạn (chiếc thuyền- con tuấn mã), cùng một loạt từ có giá trị gợi tả, biểu cảm “hăng”, “phăng”, “vượt|” gợi hình ảnh chiếc thuyền đang băng mình vượt ra khơi dũng mãnh, khỏe khoắn .
Đó cũng chính là sức sống, khí thế của người dân trai tráng, những con người lao động hăng say tự tin kiêu hãnh, làm chủ biển khơi.
+ Hai câu thơ :
 Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muỗi thấm dần trong thớ vỏ
Chiếc thuyền được nhân hóa bằng các từ “im”, “mỏi”, “trở về”, “nằm”, “nghe” gợi hình ảnh con thuyền sống động, có hồn như con người trong trạng thái nghỉ ngơi thư giãn và biết lắng nghe chất muối đang thấm dần trong thớ vỏ của mình.
+ Hình ảnh con thuyền chính là người dân miền biển vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày.
+ Bốn câu thơ đã thể hiện tình yêu và tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động làng chài quê hương của nhà thơ.
0,5đ
Câu 2 
(3 điểm)
- Về hình thức: HS viết thành bài văn nghị luận ngắn, biết xây dựng luận điểm và sử dụng luận cứ phù hợp; lập luận chặt chẽ, diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
- Về nội dung:
+ Giới thiệu vấn đề: hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, thi cử đã trở nên phổ biến, rất đáng lo ngại.
+ Giải thích: Trung thực, thiếu trung thực là gì
+ Nêu biểu hiện của việc thiếu trung thực trong học tập...
+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
+ Tác hại của hiện tượng thiếu trung thực trong học tập trước mắt và lâu dài.
+ Bày tỏ thái độ của mình, đề xuất phương hường khắc phục hiện tượng này.
+ Khẳng định tính chất nguy hại cuủa hiện tượng đối với yêu cầu hiện nay của đất nước, xã hội.
+ Liên hệ, nêu ra lời khuyên cho các bạn học sinh.
Câu 
(5 điểm)
* Về hình thức, kĩ năng: HS viết thành bài văn nghị luận, biết xây dựng luận điểm và sử dụng luận cứ phù hợp; lập luận chặt chẽ, diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả.
* Về nội dung: HS cần làm rõ những nội dung sau:
- Cùng nhà thơ chiến sĩ nên mặc dù thuộc hai thế hệ khác nhau, sống trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng Hồ Chí Minh và Tố Hữu vẫn có những điểm gặp gỡ về tâm hồn.
Qua bài thơ “Khi con tu hú” (Tố Hữu) và “Ngắm trăng” (Hồ Chí Minh), các tác giả đã thể hiện tình yêu thiên nhiên và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng”.
 - Tình yêu thiên nhiên
+ Trong bài “Khi con tu hú”: Bị giam trong tù ngục nhưng chỉ qua tiếng chim tu hú nhà thơ đã tưởng tượng ra cả một bức tranh mùa hè tươi đẹp, sống động, tràn đầy nhựa sống.với sảm hứng mê say náo nức (dẫn chứng).
+ Trong bài “Ngắm trăng”: Bị giam cầm trong ngục tối thiếu thốn đủ thứ nhưng tâm Bác vẫn xao xuyến, xúc động khi bắt gặp ánh trăng (dẫn chứng); Qua song sắt của nhà tù, Người vẫn giao hòa đồng cảm cùng trăng, coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ. (dẫn chứng)
Khát vọng tự do cháy bỏng:
+ Trong bài Khi con tu hú: Tiếng chim tu hú thức dậy cả mùa hè tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ chứng tỏ người tù cách mạng luôn hướng ra ngoài cuộc sống tự do; Tiếng chim tu hú thôi thúc người tù cảm thấy ngột ngạt, đau khổ, uất hận, muốn đạp tan tù ngúc để trở về với cuộc sống tự do, với cách mạng (dẫn chứng).
+ Trong bài “Ngắm trăng”: Bị giam cầm nhưng Bác luôn hướng tâm hồn ra ngoài bầu trời tự do.Tù ngục chỉ giam cầm được thân thể Bác nhưng không giam giữ được tâm hồn của Người. Người đã làm được cuộc vượt ngục về tinh thần.
- Khẳng định: Yêu thiên nhiên và khao khát tự do là vẻ đẹp tâm hồn, làm nên cốt cách của những người chiến sĩ cách mạng. Đó là phong thái ung dung tự chủ, tinh thần lạc quan, và nghị lực phi thường vượt lên mọi hoàn cảnh.
- Cảm nghĩ, liên hệ: Khâm phục, tự hào, cố gắng học tập...
0,25đ
0,25đ
1,0đ
1,0đ
1,0đ
1đ
0,25đ
0,25đ
Mức điểm cụ thể cho câu 3:
 - Điểm 5: HS đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên.
- Điểm : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về nội dung, làm đúng kiểu bài chứng minh, còn mắc ít lỗi về câu, diễn đạt , chính tả.
- Điểm 2: Nội dung chưa đầy đủ, còn mắc nhiều lỗi, diễn đạt chưa lưu loát.
- Điểm 1: Bài làm quá sơ sài, chưa rõ bố cục hoặc chưa hoàn thành bài viết, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: lạc đề hoàn toàn.
 -------------------------------------------
Top of Form

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc