Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Câu 1 (2 điểm). 

Cho hai câu thơ:

a . Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                                 (Quê hương - Tế Hanh)

b. Cánh buồm giương to như mãnh hồn làng

                                              (Quê hương - Tế Hanh)

       Hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Nêu tác dụng của mỗi cách đó?

Câu 2 (3 điểm).

Suy nghĩ của em về tệ nạn hút thuốc lá.

Câu 3 (5 điểm).

     Nhận xét về hai bài thơ  Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng:

      Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. 

doc 5 trang Huy Khiêm 24/11/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2 điểm). 
Cho hai câu thơ:
a . Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 (Quê hương - Tế Hanh)
b. Cánh buồm giương to như mãnh hồn làng
 (Quê hương - Tế Hanh)
 Hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Nêu tác dụng của mỗi cách đó?
Câu 2 (3 điểm).
Suy nghĩ của em về tệ nạn hút thuốc lá.
Câu 3 (5 điểm).
 Nhận xét về hai bài thơ  Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tú hú (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: 
 Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. 
 Qua hai bài thơ trên, em hãy làm sáng tỏ ý kiến đó. 
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN 
HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Câu 1 : (2điểm)
 - Có thể trình bày nhiều cách song bài làm cần đảm bảo các ý sau:
- Hai cách so sánh trên có sự khác nhau ở đối tượng được so sánh, cụ thể là: 
 Câu a. So sánh cái cụ thể hữu hình là chiếc thuyền với con tuấn mã ( 0.5điểm)
 - Tác dụng: So sánh con thuyền ra khơi hăng như con tuấn mã gợi lên vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền với khí thế mạnh mẽ đang băng ra khơi, làm toát lên một sức sống mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng đầy hấp dẫn của cảnh ra khơi đánh cá ( 0.5điểm)
Câu b. So sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc là cách buồm với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng là mảnh hồn làng ( 0.5điểm)
 - Tác dụng: So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng làm cho cánh buồm quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng, là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ đã vẽ được cái hình và cảm nhận được cái hồn của sự vật. Các so sánh này còn làm cho cánh buồm được miêu tả vừa cụ thể vừa mang vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao đối với những người làng chài( 0.5điểm)
Câu 2 : (3 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định.
 - Trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, để làm nổi bật vấn đề nghị luận,
B. Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần trình bày được những nội dung sau:
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề (0.25đ)
Hiện nay xã hội đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn nghiện hút thuốc lá 	
II. Thân bài : Trình bày được các ý chính sau : (2.5đ)
1. Giải nghĩa: Thuốc lá là 1 hợp chất trong đó chứa nhiều chất gây nghiện: ni-cô-tin, cô-ca-in và rất nhiều chất độc hại khác (0.25đ)
2. Thực trạng
 - Hiện nay còn có nhiều người sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày ở hầu hết các lứa tuổi và nhiều đối tượng khác nhau
 - Người ta thường hút thuốc trong nhiều hoàn cảnh: trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khi làm việc, (0,25đ)
3. Nguyên nhân
 - Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghiện hút thuốc lá : Hút nhiều thành thói quen, thích thể hiện, đua đòi, thói quen hút thuốc khi buồn hoặc vui.. 	(0.5)
4. Tác hại
 - 	Đối với người hút 
 - Là nguyên nhân của nhiều bệnh tật: viêm phế quản, cao huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư phổi dẫn đến sức khoẻ giảm sút, có thể gây tử vong. (0.25đ)
-	Hơi thở hôi, mọi người ngại giao tiếp. Mất thẩm mỹ, răng đen, tay vàng. lối sống sinh hoạt không tốt của con người. Nêu gương xấu cho con em (0.25đ) 
 - 	Đối với những người xung quanh: 
 Trực tiếp hít phải khói thuốc cũng mắc bệnh giống người hút. Đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai và các em nhỏ (0.25đ)	
 - Là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội khác ( trộm cướp, lừa lọc) (0.25đ)
4. Giải pháp 
 + Tuyên truyền để mọi người cùng hiểu tác hại của thuốc lá. Xử phạt người hút thuốc. (0.25đ)
 + Người nghiện thuốc phải quyết tâm cai thuốc vì sức khỏe của chính mình và của mọi người xung quanh. (0.25đ)
III. Kết bài : (0.25đ)	
 -Khẳng định tác hại của thuốc lá
 - Không hút thuốc cũng là một hành vi của người có văn hóa.
 - Lời kêu gọi mọi người không hút thuốc là vì một xã hội văn minh, giàu đẹp
*. Cách cho điểm :
- Điểm 3 : Đạt các yêu cầu nêu trên, luận điểm, luận cứ rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, đưa ra dẫn chứng thuyết phục, hấp dẫn người đọc; không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2.5 : Đạt các yêu cầu nêu trên nhất là yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối tốt
. Có thể còn một số sai sót
- Điểm 1 : Chưa đạt yêu cầu về nội dung, hoặc nội dung quá sơ sài, mắc nhiều lỗi về từ, câu và lỗi chính tả .
- Điểm 0 : Lạc đề sai cả nội dung và phương pháp.
Câu 3: (5điểm)
A. Yêu cầu về kĩ năng
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: Sự giống và khác nhau về lòng yêu nước và niềm khao khát tự do của thanh niên, trí thức trong hai bài thơ “ Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú” ( Tố Hữu ).
- Phạm vi dẫn chứng: Hai bài thơ “ Nhớ rừng”, “Khi con tu hú”.
B. Yêu cầu nội dung: Cần đảm bảo được như sau.
I. Mở bài: (0.5 điểm).
- Giới thiệu khái quát hai bài thơ và vấn đề nghị luận: thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức song cách thể hiện ở mỗi bài lại khác nhau. 
- Trích dẫn ý kiến
II. Thân bài: ( 4điểm).
 1. Giải thích (0.5đ)
- Lòng yêu nước có nghĩa là tình yêu quê hương đất nước, tận tâm với đất nước và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ quốc. Trong từng thời kì lịch sử lòng yêu nước có những biểu hiện khác nhau.
- Trong hai văn bản thì lòng yêu nước là ý thức đấu tranh và khao khát tự do mãnh liệt.
2. Chứng minh: Lần lượt làm rõ hai luận điểm sau
* Luận điểm 1 : Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát tự do cháy bỏng :
- Cảm thấy tủi cực, uất ức khi bị mất tự do.
+ Trong bài Nhớ rừng : thông qua hình tượng của con hổ bị giam cầm để thể hiện tâm trạng uất ức của người dân bị mất tự do (d/c : Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt...), (0.5đ)
+ Trong bài Khi con tu hú : đó là tâm trạng của người tù cảm thấy uất ức ngột ngạt khi bị giam cầm ( d/c Ngột làm sao, chết uất thôi..)(0.5đ)
- Không chấp nhận cuộc sống nô lệ, luôn hướng tới cuộc sống tự do : 
+ Trong bài Nhớ rừng : Con hổ nhớ về cuộc sống tự do nơi núi rừng đại ngàn: Những đêm trăng đẹp, những ngày mưa, những bình minh, những buổi chiều.. Con hổ lúc mơ màng như một thi sĩ, lúc lại như bậc đế vương đầy quyền uy.(d/c)(0.5đ)
+ Trong bài Khi con tu hú : Người thanh niên yêu nước tuy thân bị tù đày nhưng vẫn tâm hồn hướng ra ngoài song sắt để cảm nhận bức tranh mùa hè đầy sức sống: rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh và đầy hương vị ngọt ngào...(d/c) (0.5đ)
* Luận điểm 2 : Thái độ đấu tranh tự do khác nhau
- Nhớ rừnglà tiếng nói thầm kín của một tầng lớp thanh niên trí thức có tâm sự yêu nước, đau đớn về thân phận nô lệ nhưng chưa tìm được con đường giải thoát, đành buông xuôi, bất lực. Họ đã tuyệt vọng, đã hết ước mơ chiến thắng, đã thôi nghĩ đến hành động Đây là thái độ đấu tranh tiêu cực( Dẫn chứng) (0.75 điểm).
- Khi con tu hú là tiếng nói trực tiếp của một chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi, đại diện cho những thanh niên đã đi theo con đường cứu nước và lí tưởng cộng sản. Họ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng trong cảnh tù đầy. Biết rõ con đường cứu nước là gian khổ nhưng vẫn kiên quyết theo đuổi. Họ tin ở tương lai chiến thắng của cách mạng, đất nước sẽ độc lập, dân tộc sẽ tự do. Họ không ngừng đấu tranh để giải phóng dân tộc. Đây là thái độ đấu tranh rất tích cực( Dẫn chứng ) (0.75 điểm).
III. Kết bài (0.5 điểm): 
- Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ.
- Trân trọng nỗi niềm yêu nước sâu kín. Đó là nỗi đau nhức nhối ví thân phận nô lệ, khơi dậy niềm khao khát tự do và nhớ tiếc thời oanh liệt của dân tộc.
- Tiếng nói khao khát tự do, ý thức đấu tranh giành tự do mạnh mẽ trong “ Khi con tu hú” có tác dụng tích cực đối với thanh niên đương thời.
- Liên hệ bản thân
* Cách cho điểm. 
- Điểm 4.5- 5 bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, phân tích đủ các mặt nội dung và nghệ thuật, có nhiều sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, không có lỗi chính tả.
- Điểm 3.5- 4 : bài có đủ nội dung, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 2.5 – 3 : bài đủ nội dung nhưng còn sơ sài, còn lỗi hình thức.
- Điểm 1.5 – 2 : bài đạt nửa nội dung, còn lỗi về hình thức.
- Điểm 1 : bài làm sơ sài, diễn đạt không rõ ràng, mạch lạc, còn nhiều lỗi về hình thức.
* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho phù hợp, trân trọng những bài viết sáng tạo, diễn đạt tốt...Cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc