Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm):
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:
“ Chao ôi! Đối với những người chung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xâu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…”
(Lão Hạc – Nam Cao)
Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 2(3,0 điểm):
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.
Câu 3(5,0 điểm):
“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. ( Hoàng Trung Thông)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây: “ Chao ôi! Đối với những người chung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xâu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương” (Lão Hạc – Nam Cao) Đoạn văn gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 2(3,0 điểm): Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này. Câu 3(5,0 điểm): “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. ( Hoàng Trung Thông) Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ “Ngắm trăng”, “Đi đường” trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐTBÌNH GIANG --------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (2đ) * Hình thức trình bày: đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi. * Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ông giáo (Thực chất là lời của Nam Cao) khi ông đã chứng kiến những khổ đau, bất hạnh cũng như vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc. Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện Lão Hạc. - Đây là lời nói có tính chất triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. - Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, không nhìn những người xung quanh một cách phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm, mà nhìn nhận bằng sự cảm thông, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của con người. - Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều đáng quý ở họ. - Đó lad quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 2 (3đ) - Yêu cầu về kĩ năng: HS trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. - Yêu cầu về kiến thức: a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ: + Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng + Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. + Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay) + Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào) + Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập. b, Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ: + Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. + Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng, lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí. + Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản. + Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao. Giáo sư Ngô Bảo Châu từng đạt giải toán lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi đại học hàng năm....Lấy đẫn chứng về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ hơn chân lí của câu ngạn ngữ trên. c. Mở rộng và nâng cao(bày tỏ quan điểm): + Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách. + Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ, vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm chỉ thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó kết quả học tập sẽ đạt rất cao. - Tiêu chuẩn điểm: + Điểm 3: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. + Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng. + Điển 1: Bài viết còn sơ sài, mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại. 3 (5đ) a, Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề được gợi ra từ một đoạn thơ, kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. b. Yêu cầu về kiến thức: HS nêu được những ý sau: *Giải thích: - Thép: Tinh thần thép vượt lên hoàn cảnh; sự tự do về mặt tinh thần, tinh thần lớn lao, cao cả; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. - Tình: Vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt. *Chứng minh: HS trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý sau: -Bài “Ngắm trăng” + Thép là cuộc vượt ngục về tinh thần, lạc quan yêu đời. + Tình: Tình yêu trăng, băn khoăn, bối rối không biết lấy gì để thưởng trăng, cho xứng với vẻ đẹp của trăng; trăng và thi nhân có cuộc giao hòa độc đáo. - Bài “Đi đường” + Thép: vượt lên hoàn cảnh khó khăn của quảng đường đèo núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. + Tình: mãn nguyện với cảnh đẹp thiên nhiên mở ra khi lên đến đỉnh cao nhát. + Lớp nghĩa ẩn dụ bộc lộchaats thép: tin tưởng vào thắng lợi lớn của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách... *Đánh giá: - Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác, có mối quan hệ độc đáo. Đó cũng là vẻ đẹp “Chiến sĩ” và “thi sĩ” trong thơ Bác.(Cần đan xen phân tích giá trị nghệ thuật của hai bài thơ.) * Tiêu chuẩn đánh giá cho điểm: + Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. + Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng. + Điểm 3:Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng nhiều lí ẽ, đẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá. + Điển 2: Bài viết còn sơ sài, mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa phân tích, chưa đánh giá... + Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc hoàn toàn so với yêu cầu của đề. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc