Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
Câu 1: (2 điểm).
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau:
"Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa
Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu
Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"
("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).
Câu 2: (3 điểm).
Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
Câu 3:(5 điểm)
Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” (Ngữ văn 8 - tập 2)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2013-2014 (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1: (2 điểm). Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ sau: "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ" ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như). Câu 2: (3 điểm). Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. Câu 3:(5 điểm) Chân dung Hồ Chí Minh qua: “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng”, “Đi đường” (Ngữ văn 8 - tập 2) –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN - LỚP 8 Câu 1: (2 điểm). 1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc. 2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích được những đặc sắc nghệ thuật cũng như giá trị diễn đạt nội dung trong đoạn thơ: + Nhân hóa: trăng được gọi như người (trăng ơi trăng), trăng cũng "bước nhẹ chân", "yên lặng cúi đầu", "canh giấc ngủ" (0,2 điểm) - Trăng cũng như con người, cùng nhà thơ và dòng người vào lăng viếng Bác. (0,15 điểm) - Trăng là người bạn thuỷ chung suốt chặng đường dài bất tử của Người (0,15 điểm) + Điệp ngữ: "nhẹ", "trăng" (0,2 điểm) - "Nhẹ": nhấn mạnh, thể hiện sự xúc động, tình cảm tha thiết của mọi người muốn giữ yên giấc ngủ cho Bác. (0,2 điểm) - "Trăng": Lời nhắn nhủ làm cho trăng trở nên gần gũi với người (0,2 điểm) + Ẩn dụ: "ngủ" (trong câu thơ thứ ba) (0,2 điểm) -> Tấm lòng lo lắng cho dân cho nước suốt cuộc đời của Bác (0,2 điểm) -> Ca ngợi sự hi sinh quên mình của Bác. (0,2 điểm) + Nói giảm nói tránh: "ngủ" (trong câu thơ thứ tư) (0,2 điểm) -> làm giảm sự đau thương khi nói về việc Bác đã mất (0,2 điểm) -> Ca ngợi sự bất tử, Bác còn sống mãi. (0,2 điểm) * Đoạn thơ là cách nói rất riêng và giàu cảm xúc về tình cảm của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung đối với Bác Hồ. (0,2 điểm) Câu 2: (3 điểm). Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau: - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ... (0,75 điểm) - Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử... (0,75 điểm) - Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp... (0,75 điểm) -Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ... (0,75 điểm) Câu 3:(5 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu về Hồ Chí Minh (0,5 điểm) b.Thân bài: * Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (0,5 điểm) * Giới thiệu chân dung Hồ Chí Minh - Bác là bậc đại nhân (1 điểm) + Yêu tổ quốc +Yêu thiên nhiên +Yêu thương con người “Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người” (Tố Hữu) - Bác là bậc đại trí (0,5 điểm) + Bài học đánh cờ, thể hiện chiến lược quân sự, lãnh đạo: “Lạc nước hai Xe đành bỏ phí Gặp thời một Tốt cũng thành công” (Nhật kí trong tù) - Bác là bậc đại dũng (0,5 điểm) Tinh thần thép: Ung dung, lạc quan, tự tại (trong 1 số bài của Bác). Bác chỉ nhắc đến một từ thép trong bài đề từ của “Nhật kí trong tù”, nhưng bài nào, dòng nào, câu nào cũng ánh lên tinh thần thép: + Đi đường: Rèn luyện ý chí nghị lực + Ngắm trăng:Vượt lên hoàn cảnh + Tức cảnh Pác Bó: Lạc quan, tin tưởng cuộc sống. *Mở rộng, nâng cao vấn đề (1,5 điểm) Liên hệ thú lâm tuyền của Bác với người xưa - Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến: Sống ẩn mình, gửi tâm sự với cảnh, quay về với thiên nhiên - Hồ Chớ Minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với hoạt động yêu nước, cứu nước -> Chất cộng sản trong con người Hồ Chí Minh - Hình ảnh, tư tưởng Bác gắn với hành động của bản thân em và thế hệ trẻ hôm nay. c. Kết bài: (0,5 điểm) - Cảm nghĩ về chân dung Hồ Chớ Minh - Hinh ảnh về người chiến sĩ cộng sản. _______________________________
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc