Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 1 (2.0 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau:
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
Câu 2 (3.0 điểm).
Cho câu văn nêu luận điểm sau, em hãy triển khai thành một đoạn văn nghị luận:
Thiên nhiên là người bạn tốt của con người.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01trang) Câu 1 (2.0 điểm). Trình bày cảm nhận của em về câu văn sau: Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) Câu 2 (3.0 điểm). Cho câu văn nêu luận điểm sau, em hãy triển khai thành một đoạn văn nghị luận: Thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Câu 3 (5.0 điểm). Nhân dân ta thường khuyên nhủ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Hãy giải thích để làm sáng tỏ truyền thống đạo lí ấy của dân tộc ta. --------------------------------- Họ tên học sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 Câu 1(2 điểm) Học sinh viết thành một đoạn văn cảm thụ; Cần nêu được những ý sau: - Tác giả sử dụng thành công phép liệt kê: “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu” - Bên cạnh đó là phép tương phản: Quan lớn ù ván bài to thì nhân dân rơi vào tình cảnh thảm sầu” - Lời bình luận của tác giả: “kẻ sao cho siết!” - Qua đó diễn tả đầy đủ, chính xác sỗ phận cay đắng, cơ cực của người dân khi đê vỡ. Đồng thời làm nổi bật bản chất vô lương tâm, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu – đại diện cho bọn quan lại thối nát trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó cũng là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Câu 2 (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh viết thành đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch. Câu văn nêu luận điểm cho sẵn có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn (0,5 điểm). b. Yêu cầu về nội dung: * Học sinh thêm các luận cứ vào để làm sáng tỏ cho luận điểm : - Từ xưa đến nay thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người. (2điểm) + Những thứ con người ăn mặc hàng ngày đều do thiên nhiên cung cấp. Con người ngày càng tự tạo nên nhiều sản phẩm, càng cần có sự giúp đỡ của thiên nhiên (0,5 điểm) + Mặt trời không chỉ sưởi ấm chiếu sáng mà ngày nay trở thành nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. (0,5 điểm) + Ngọn thác, dòng suối, con sông không chỉ là một bức tranh phong cảnh, một con đường giao lưu, một nguồn nước, một nguồn thuỷ sản mà còn là nguồn cung cấp điện khổng lồ(0,5 điểm) + Một rừng cây không chỉ là nguồn cung cấp lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hoà lũ lụt, là lá phổi khổng lồ cho con người được hít thở không khí trong lành. (0,5 điểm) - Không chỉ giúp ích cho con người trong đời sống vật chất, thiên nhiên còn có một lợi ích to lớn trong đời sống tinh thần của con người (0,5 điểm) + Vẻ đẹp của thiên nhiên (màu sắc, phong cảnh của những cánh rừng, hoa lá cỏ cây, dòng sông...) sẽ làm cho tâm hồn con người trở nên thư thái và yên tĩnh hơn nhất là sau những ngày, giờ làm việc căng thẳng, vất vả,... Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ; kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau: * Giải thích ý nghĩa của câu ca dao. - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. - Thực tế mỗi người đều có một cuộc sống riêng song không thể lúc nào cũng thuận lợi mà có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến cuộc sống của chúng ta. - Mặt khác, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Sự hòa nhập giữa cá nhân và cộng đồng chính là niềm hạnh phúc. - Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau còn là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. * Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xúm... - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện.... * Liên hệ bản thân: - Là học sinh, em có thể làm gỡ để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...) C. Biểu điểm chấm: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá. - Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại. ----------------Hết-----------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc