Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1: (3 điểm)
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:
…Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng …
Lượm ơi, còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 2: (2 điểm)
Em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục).
Qua việc đọc hiểu văn bản, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả ?
b) Qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận và rút ra cho mình bài học gì ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 120 phút) Ngày thi: tháng 4 năm 2016 (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1: (3 điểm) Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Lượm ơi, còn không? Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 2: (2 điểm) Em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục). Qua việc đọc hiểu văn bản, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả ? b) Qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận và rút ra cho mình bài học gì ? Câu 3: (5 điểm) Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa. Bằng bài văn miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó. ----------------Hết---------------- Họ tên thí sinh: Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐÁP ÁN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Hướng dẫn chấm gồm 04 trang Câu 1: (3 điểm) Các mặt Yêu cầu cụ thể Điểm a) Về hình thức - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn (hoặc cũng có kết cấu Mở, Thân, Kết) cảm thụ văn học, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 0,25 b) Về nội dung - Học sinh chỉ ra được: - Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn - Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. - Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Lượm hi sinh như một thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa cánh đồng lúa quê hương, linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. - Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. + Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. 0,5 0,5 0.75 0.5 0.25 0.25 Câu 2: (2 điểm) Các mặt Yêu cầu cụ thể Điểm a) Về hình thức - Học sinh trình bày dưới dạng đoạn văn, hoặc hai đoạn văn, lời văn trau chuốt, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 0,25 b) Về nội dung a. Nhận xét về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả: - Tác giả đã chuyển vai để Dế Mèn tự kể chuyện, trong đó có tự miêu tả hình dáng và tính cách thông qua lối viết đồng thoại, sử dụng biện pháp nhân hóa (Dế Mèn biết nói năng, suy nghĩ, hành động như một nhân vật) - Việc miêu tả hình dáng Dế Mèn: tác giả đã miêu tả khá kĩ ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn; vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn còn được thể hiện ở sức mạnh, điệu bộ, động tác - Việc miêu tả ngoại hình, điệu bộ, động tác làm bộ lộ rõ tính cách của Dế Mèn: đó là một chàng Dế mới lớn, hung hăng, xốc nổi, kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người b) Bài học Dế Mèn hối hận và rút ra cho mình qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt: - Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình - Nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột dù về sau có hối cũng không thể làm lại được. - Cần khiêm tốn, có lòng nhân ái, biết thương yêu giúp đỡ bạn bè. 0.25 0.5 0.25 0.25 0,25 0.25 Câu 3: (5 điểm) Các mặt Yêu cầu cụ thể Điểm a) Về kĩ năng - Viết đúng kiểu bài miêu tả sáng tạo, biết dựa vào văn bản Vượt thác của tác giả Võ Quảng, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú. - Bài viết phải có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài - Văn viết trôi chảy, diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động kết hợp được phương pháp tả cảnh và tả người, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các thao tác quan sát, liên tưởng, so sánh... trong quá trình miêu tả. - Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả 0,5 b) Kiến thức Mở bài: Giới thiệu về cuộc vượt thác và cảnh vật hai bên dòng sông. Nêu cảm xúc chung, ấn tượng ban đầu về cuộc vượt thác. 0,25 B. Thân bài: Bài làm cần miêu tả cảnh thiên nhiên và cuộc vượt thác qua lời kể của dượng Hương Thư: * Cảnh tranh thiên nhiên trước khi thuyền vượt thác. - Đoạn ở đồng bằng: Dòng sông êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn xa tít tận chân trời - Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ...... - Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. * Cảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: - Hành động, cử chỉ: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, - Động tác: vững vàng, làm chủ thiên nhiên vượt qua thác co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt. Các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào. - Kết quả: vượt qua thác an toàn. * Cảnh thiên nhiên sau khi thuyền vượt thác - Dòng sông nước chảy quanh co, hai bên núi cao sừng sững, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, đồng ruộng lại mở ra hiền hòa. C. Kết bài: - Cảm nghĩ của nhân vật . 1.5 1.5 1 0.25 * Vận dụng cho điểm: - Điểm 5: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Vận dụng tốt phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, biết kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và bộc lộ cảm xúc về cảnh được tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. - Điểm 4: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của bài về kiến thức và kĩ năng. Biết vận dụng phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, bài có cảm xúc song đôi chỗ miêu tả chưa sáng tạo bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. - Điểm 3: Hiểu đề. Đáp ứng được quá nửa các yêu cầu của bài về kiến thức và kĩ năng. Biết vận dụng phương pháp làm bài văn miêu tả sáng tạo, bài có cảm xúc song đôi chỗ miêu tả chưa sáng tạo, bài văn có bố cục đầy đủ 3 phần. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. - Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu của đề ở mức độ thấp, vận dụng kĩ năng làm văn miêu tả chưa tốt, miêu tả y nguyên như văn bản. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. (Đối với những bài văn tả tốt nhưng chưa hoàn thiện, chưa đủ ba phần bố cục thì chỉ cho từ 2 đến 2,5 điểm) - Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, không biết vận dụng văn miêu tả sáng tạo, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng. - Điểm 0: Không hiểu đề, lạc đề. -----------Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc