Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn ( có độ dài khoảng mười đến mười hai dòng tờ giấy thi) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó có sử dụng phép tu từ: so sánh, nhân hóa.
Câu 2. (3 điểm)
Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy:
- Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
- Nêu và cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Hùng Thắng (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1. (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( có độ dài khoảng mười đến mười hai dòng tờ giấy thi) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó có sử dụng phép tu từ: so sánh, nhân hóa. Câu 2. (3 điểm) Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. Nêu và cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. Câu 3. (5 điểm) Trong mơ, em được gặp rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diện ấy. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Môn: Ngữ văn 6. I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết cá sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm ( không làm tròn). II. Đáp án và thang điểm Câu1. 2 điểm Viết đoạn văn ngắn ( có độ dài khoảng mười đến mười hai dòng tờ giấy thi) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiều Phương trong văn bản Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh. Trong đó có sử dụng phép tu từ: so sánh, nhân hóa. + Về mặt hình thức: Bài viết đáp ứng hai yêu cầu của đề ( có độ dài khoản mười đến mười hai dòng; có sử dụng các phép tu từ: so sánh, nhân hóa); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. 1 điểm + Về mặt nội dung: cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Kiều Phương (tình cảm trong sáng hồn nhiên, có tài năng hội họa và lòng nhân hậu). Chính vẻ đẹp tâm hồn của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra và vượt lên những hạn chế của mình (tự ti, tự ái, sự đố kị) 1 điểm Câu 2. 3 điểm Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. 1 điểm Yêu cầu học sinh ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa, ghi đúng mỗi câu 0,25 điểm: Lặng yên bên bếp lửa (1) Đốt lửa cho anh nằm (2) Ấm hơn ngọn lửa hồng (3) Bác nhìn ngọn lửa hồng (4) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của mình hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. 2 điểm + Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh. 0,5 điểm. + Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị 0,5 điểm + Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu ( Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh em, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi. 0,5 điểm + Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa so sánh: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”. 0,5 điểm Câu 3. (5 điểm) Trong mơ, em được gặp rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diện ấy. Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm phải được tổ chức thành bài văn hoàn chỉnh. Biết vận dụng kỹ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ. 0,5 điểm Diễn biến cuộc gặp gỡ: 4 điểm + Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích ( nhân vật phải bộc lộ được tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng) + Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ. + Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật. Nêu ấn tượng về nhân vật. 0,5 điểm
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2.doc