Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2 điểm).
- Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài được kể ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
- Giả sử em là Dế Mèn, trước cái chết của Dế Choắt, em sẽ suy nghĩ gì?
Câu 2 (3 điểm).
a. Ghi lại những dòng thơ có hình ảnh ngọn lửa hồng trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ?
- Trình bày cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa hồng trong những câu thơ đó?
Câu 2 (5 điểm).
Hãy viết bài văn tả lại buổi sáng mồng một Tết cổ truyền ở quê hương em?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (2 điểm). Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài được kể ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó? Giả sử em là Dế Mèn, trước cái chết của Dế Choắt, em sẽ suy nghĩ gì? Câu 2 (3 điểm). a. Ghi lại những dòng thơ có hình ảnh ngọn lửa hồng trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ? Trình bày cảm nhận về hình ảnh ngọn lửa hồng trong những câu thơ đó? Câu 2 (5 điểm). Hãy viết bài văn tả lại buổi sáng mồng một Tết cổ truyền ở quê hương em? –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh:. Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2:.. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 -2015 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 6 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) Câu Nội dung kiến thức Điểm Câu 1 2 điểm a. HS nêu được: - Ngôi kể thứ nhất – Dế Mèn tự kể chuyện mình. - Tác dụng: + Cách lựa chọn ngôi kể tạo sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc, người nghe. + Đồng thời cũng dễ biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của nhân vật. (0,25điểm) (0,5điểm) (0,5điểm) b. HS cần trình bày một đoạn văn ngắn gồm nội dung chính sau: - Ân hận vì thói ngông cuồng, dại dột của mình dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. - Tự hứa với mình và Dế Choắt sẽ bỏ thói kiêu căng và phải suy nghĩ trước khi hành động. - Xin được Dế Choắt tha thứ. (0,25điểm) (0,25điểm) (0,25điểm) Câu 2 3 điểm a. HS ghi lại những câu thơ: - Ấm hơn ngọn lửa hồng - Bác nhìn ngọn lửa hồng b. Yêu cầu: Học sinh biết cách trình bày một bài tập cảm thụ, kết hợp phân tích giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung. Có thể trình bày thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn; thể hiện sự cảm thụ sâu sắc về giá trị câu thơ Ấm hơn ngọn lửa hồng. - Nghệ thuật: So sánh hơn, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Nội dung: + Bác Hồ là ngọn lửa, vừa gần gũi vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấm áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian khổ. + Ngợi ca tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ. Mức độ cụ thể: - Viết được thành đoạn văn hoặc bài văn hoàn chỉnh, cảm nhận tốt, văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. - Cảm nhận được giá trị của nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, viết thành đoạn hoàn chỉnh, ít mắc lỗi. - Viết chưa sâu hoặc chưa biết liên kết các ý thành một đoạn văn, văn bản hoàn chỉnh. - Chưa biết cách làm bài, cảm thụ chưa đúng. (0,5điểm) (0,5điểm) (1,5-2,0 điểm) (1,0 điểm) (0,5 điểm) (0 điểm) Câu 3 5 điểm a. Về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài miêu tả. Bài viết phải có ba phần; diễn đạt lưu loát, hình ảnh sinh động, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học như so sánh, nhân hóa...kết hợp được phương pháp tả cảnh và người. - Bài viết sạch đẹp, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, trình bày mạch lạc trôi chảy. b. Về nội dung: * Mở bài: Giới thiệu nội dung miêu tả, thời điểm và không khí chung. * Thân bài: HS có thể miêu tả bằng nhiều cách khác nhau, song bài viết đảm bảo các ý chính sau: - Cảnh vật vào buổi sáng sớm: thời tiết se lạnh, trời trong sáng; cây cối đâm chồi nảy lộc. - Không khí: trong gia đình, ngoài đường... - Tâm trạng của các thành viên trong gia đình: náo nức, hồi hộp, vui mừng... - Hành động: Những người trong gia đình (gắn với các hoạt động mang tính phong tục truyền thống: thắp hương bàn thờ tổ tiên, chúc mừng con cháu, diện quần áo mới, lì xì...); những người đi hái lộc, lễ chùa, đi xông nhà... Trong quá trình miêu tả cần bộc lộ cảm xúc của cá nhân người viết. * Kết bài: Cảm xúc và ấn tượng chung về buổi sáng mồng một Tết cổ truyền. Mức độ cụ thể về nội dung: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, thể hiện được năng lực quan sát, liên tưởng... không mắc lỗi dùng từ, câu. - Bài làm còn thiếu một ý, còn một số lỗi nhỏ trong cách dùng từ, đặt câu. - Bài làm thiếu 2 ý, còn mắc một số lỗi về dùng từ, đặt câu, ít sử dụng được các biện pháp nghệ thuật hoặc sử dụng không thành công, không hiệu quả. - Bài làm sơ sài, dùng từ thiếu chính xác, chưa thể hiện được năng lực quan sát, liên tưởng, chứa biết dùng các biện pháp nghệ thuật. - Bài làm lạc đề, viết không mạch lạc, nội dung sơ sài hoặc không làm bài. (1,0 điểm) (4,0 điểm) (4,0 điểm) (3,0 - 3,75 điểm) (2,0- 2,75 điểm) (1,0 - 1,75 điểm) (0 - 0,75 điểm) ..........Hết..........
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc