Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 1: (2đ)
Cho đoạn văn sau:
“Cái chàng Dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”.
- Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
- Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt gì? Nội dung của đoạn văn.
Câu 2 (2đ)
So sánh là gì? Chỉ rõ cấu tạo và tác dụng của phép so sánh trong những câu thơ sau:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án và biểu điểm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: VĂN- LỚP 6 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1: (2đ) Cho đoạn văn sau: “Cái chàng Dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ”. Cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt gì? Nội dung của đoạn văn. Câu 2 (2đ) So sánh là gì? Chỉ rõ cấu tạo và tác dụng của phép so sánh trong những câu thơ sau: Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ) Câu 3: (6đ) Em hãy tả lại quang cảnh giờ ra chơi ở trường em –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (2đ) văn bản Bài học đường đời đầu tiên (0,5đ) Của Tác giả Tô Hoài (0,5đ) Đoạn văn sử dụng phương thức miêu tả (0,5đ) Nội dung của đoạn văn: Miêu tả dáng vẻ gầy gò, ốm yếu xấu xí của Dế Choắt qua cái nhìn coi thường của Dế Mèn. (0,5đ) Câu 2: (2đ) - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (1đ) - Xác định phép so sánh: (0,5đ) Vế A Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (1) Anh đội viên mơ màng như giấc mộng (2) Bóng Bác ấm hơn ngọn lửa -Tác dụng: (0,5đ) + Thể hiện sự xúc động cao độ và cảm nhận của anh đội viên trước tình cảm lớn lao và gần gũi của Bác đối với bộ đội và chiến sĩ. + Từ đó bộc lộ tình cảm kính yêu Bác. Câu 3: (6đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn miêu tả cảnh với bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về khiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau: Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi em định tả là giờ nào (tiết thứ mấy, sau tiết học gì) Thân bài: - Quang cảnh khi tiếng trống báo hiệu ra chơi. + Tả cảnh quan sân trường + Âm thanh trong giờ ra chơi - Tả chi tiết hoạt động tập thể dục giữa giờ, các trò chơi + Nhảy dây + Đá cầu + Kéo co + Một vài hoạt động khác: nhóm bạn ngồi trò chuyện, đọc sách dưới gốc cây) - Hết giờ ra chơi + Học sinh vào lớp với tâm thế thoải mái. + Khuôn mặt mọi người đọng lại niềm vui. + Quang cảnh sân trường trở lại yên tĩnh. Kết bài: Nêu ý nghĩa của giờ ra chơi và cảm nghĩ của em. c. Biểu điểm: - Điểm 5,6: Bài viết đáp ứng yêu cầu nội dung trên, lời văn có cảm xúc, diễn đạt mạch lạc, có những đoạn văn hay, ý sâu. Bố cục cân đối, chặt chẽ, linh hoạt, sáng tạo, chữ viết đẹp, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 4: Bài viết có cảm xúc nhưng chưa sâu, chưa toàn diện. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, trình bày cẩn thận, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Kiến thức, phương pháp làm bài tả cảnh còn yếu. Bố cục không rõ ràng, trình bày lộn xộn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1-2: Bài viết lộn xộn, chưa nắm phương pháp làm bài hoặc nội dung quá sơ sài, trình bày xấu mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Bài để giấy trắng hoặc lạc đề hoàn toàn.
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.docx