Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm): Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

                                  “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

                                     Nước gương trong soi tóc những hàng tre

                                    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

                                    Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

 

Câu 2. (2,0 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong các câu thơ sau:

          Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.

Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.

doc 4 trang Huy Khiêm 03/11/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (3,0 điểm): Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:
 “Quê hương tôi có con sông xanh biếc
 Nước gương trong soi tóc những hàng tre
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
 Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng”
Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.
Câu 2. (2,0 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong các câu thơ sau:
	Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
 Câu 3: (5 điểm )
 Mùa thu về, đất trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Hãy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu.
–––––––– Hết ––––––––
	Họ tên thí sinh:Số báo danh:
	Chữ kí giám thị 1: ..... Chữ kí giám thị 2:
PHÒNG GIÁO DỤC BÌNH GIANG
TRƯỜNG THCS CỔ BÌ
---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Hình thức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn : 
* Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về khổ thơ
+ Hai câu thơ đầu: nhà thơ giới thiệu con sông quê. 
 - Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê hương, vừa kín đáo bộc lộ niềm tự hào.
 - Tính từ gợi tả mằu sắc “xanh biếc” có khả năng khái quát con sông trong ấn tượng ban đầu. Xanh biếc là xanh đậm, đẹp, hơi ánh lên dưới ánh mặt trời.
 - Hình ảnh ẩn dụ “nước gương trong” gợi tả mặt nước sông trong như tấm gương khổng lồ .
 - Nghệ thuật nhân hoá gợi tả những hàng tre hai bên bờ mềm mại, duyên dáng đang nghiêng mình soi tóc trên mặt sông trong như gương.
 - Ngay phút ban đầu giới thiệu con sông quê hương tươi đẹp, dịu dàng thơ mộng, nhà thơ đã kín đáo bộc lộ tình cảm tự hào, yêu mến con sông.
+ Hai câu thơ sau: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương.
 - “Tâm hồn tôi” (một khái niệm trừu tượng) được so sánh với “buổi trưa hè”
 - “Buổi trưa hè”nóng bỏng đã cụ thể hoá tình cảm của nhà thơ
 - Động từ “toả” gợi tình cảm yêu mến của nhà thơ lan toả khắp dòng sông, bao trọn dòng sông.
 - Nhờ tình cảm yêu mến nồng nhiệt ấy,mà con sông quê hương như đẹp lên dưới ánh mặt trời: dòng sông “lấp loáng”.
0,25
1.5
1,25
2
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh , nhân hoá trong các câu thơ sau :
0,5
0,5
0,5
0,5
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá: 
	+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con
	+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
- Nêu được tác dụng: 
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau. + Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con. 
 + Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian mà tạo nên những bức tranh khác nhau về biển . 
3
* Hình thức bài văn, bố cục 3 phần, chữ viết sạch đẹp, đúng kiểu bài: 
* Dàn ý tham khảo:
I. MB: Giới thiệu cảnh đất trời vào thu. Cảm xúc khi mùa thu tớ
0,5
0,25
II. TB: 
1. Tả bao quát cảnh: 
- Không gian: như rộng hơn
- Tiết trời: mát mẻ, se se lạnh, dễ chịu
1,0
2. Tả cụ thể:
a. Trong vườn:
- Sương sớm bao trùm cảnh vật
- Nắng nhẹ rơi, sương tan
- Bầu trời xanh trong,cao vời vợi
- Gió mát dịu
- Cây cối trong vườn đang mùa quả chín, cây bưởi đung đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc, cây ổi góc vườn quả chín vàng ươm, thơm nức, cây hồng lúc lỉu quả chín đỏ như những chiếc đèn lồng.....
- Mấy đóa hồng nhung còn e ấp chưa muốn nở.....
b. Ngoài đường:
- Hương hoa sữa nở sớm nồng nàn... 
- Gánh hàng hoa kĩu kịt, hoa cúc vàng tươi như nụ cười cô thôn nữ
- Các em bé đến trường trong niềm vui hân hoan của ngày khai trường rộn rã
- Nắng hanh hao, vàng như rót mật
c. Cánh đồng lúa đang thay cho mình chiếc áo mới màu vàng tươi.
- Những bông lúa vàng trĩu hạt, uốn cong như những chiếc cần câu nhỏ xíu. 
- Hương lúa bay thoang thoảng trong nàn gió nhẹ, mùi hương đặc trưng của đồng nội.
- Các bác nông dân đi thăm đồng nét mặt rạng rỡ như màu thu tỏa nắng. Niềm vui của người nông dân tràn ngập khắp đồng quê
1,0
1,0
1,0
III. KB: Cảm xúc về mùa thu, sự kì diệu của thiên nhiên tạo vật. 
* Lưu ý:
+ Bài đạt điểm 4,5 : Bài viết diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, chữ viết đẹp, sạch sẽ, sai dưới 2 lỗi chính tả; lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Tả được đặc trưng, cảnh sắc của mùa thu.
+ Bài đạt điểm 3-4 : Bài viết rõ ràng về bố cục, chữ viết sạch sẽ, sai dưới 2 lỗi chính tả; tả cảnh mùa thu theo trình tự, cảm xúc chưa thật nổi bật
+ Bài đạt điểm 2-2,5 : Bài viết có bố cục rõ ràng ba phần, chữ viết sạch sẽ, sai dưới 5 lỗi chính tả. Bài viếtt còn sơ sài, thiếu hình ảnh.
+ Bài đạt dưới điểm 1-1,5: Bố cục chưa rõ ràng, chữ viết xấu, viết không đúng nội dung hay phương thức biểu đạt.
- GV linh hoạt cho điểm phù hợp với bài làm của học sinh.
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_lop_6_nam_h.doc