Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
("Quê hương" - Tế Hanh).
Câu 2 (3,0 điểm).
Suy nghĩ của em về tệ nạn hút thuốc lá.
Câu 3. (5,0 điểm).
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
(Hoàng Trung Thông)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 8 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Kèm hướng dẫn chấm)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau: "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..." ("Quê hương" - Tế Hanh). Câu 2 (3,0 điểm). Suy nghĩ của em về tệ nạn hút thuốc lá. Câu 3. (5,0 điểm). " Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình". (Hoàng Trung Thông) Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2,0 điểm) Yêu cầu : - Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi về câu, về chữ viết. (0,25) - Về nội dung kiến thức: Phân tích được cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ 1,75đ + Sử dụng phép so sánh độc đáo bất ngờ: “Cánh buồm” (vật cụ thể hữu hình) với “mảnh hồn làng” (cái trừu tượng vô hình) làm cho hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng, chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. (0,25đ) + Nhân hóa cánh buồm “rướn thân” khiến cánh buồm trở nên sống động, cường tráng như một cơ thể sống. (0,25đ) + Dùng từ độc đáo: Động từ “giương” “rướn”, gợi tả hoạt động thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm; từ chỉ màu sắc và tư thế “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của cánh buồm. (0,25đ) + Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm không đơn thuần là công cụ lao động mà trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (0,25đ) + Câu thơ vừa vẽ ra chính xác “hình thể”, vừa gợi ra “linh hồn” của sự vật. Cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (0,25đ) + Hai câu thơ thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của quê hương trong con người tác giả. (0,5đ) Trên đây là những gợi ý cơ bản, khi chấm, giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá cho điểm phù hợp. Câu 2 (3,0 điểm). Yêu cầu: Về kĩ năng: - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng nghị luận để làm thành một bài tập làm văn nghị luận về một vấn đề xã hội có đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài theo quy định. - Trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, để làm nổi bật vấn đề nghị luận, Về nội dung kiến thức: Học sinh cần trình bày các ý sau: Mở bài: Giới thiệu vấn đề (0.25đ) Hiện nay xã hội đang đối mặt với nhiều tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn nghiện hút thuốc lá Thân bài : Trình bày được các ý chính sau : (2.5đ) Giải nghĩa: Thuốc lá là 1 hợp chất trong đó chứa nhiều chất gây nghiện: ni-cô-tin, cô-ca-in và rất nhiều chất độc hại khác. (0.25đ) Thực trạng: - Hiện nay còn có nhiều người sử dụng thuốc lá trong cuộc sống hàng ngày ở hầu hết các lứa tuổi và nhiều đối tượng khác nhau. - Người ta thường hút thuốc trong nhiều hoàn cảnh: trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khi làm việc, (0,25đ) Nguyên nhân: - Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nghiện hút thuốc lá: Hút nhiều thành thói quen, thích thể hiện, đua đòi, thói quen hút thuốc khi buồn hoặc vui.. (0.5) Tác hại: - Đối với người hút : - Là nguyên nhân của nhiều bệnh tật: viêm phế quản, cao huyết áp, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư phổi dẫn đến sức khoẻ giảm sút, có thể gây tử vong. (0.25đ) - Hơi thở hôi, mọi người ngại giao tiếp, mất thẩm mỹ, răng đen, tay vàng, lối sống sinh hoạt không tốt của con người. Nêu gương xấu cho con em. (0.25đ) - Đối với những người xung quanh: Trực tiếp hít phải khói thuốc cũng mắc bệnh giống người hút. Đặc biệt nguy hiểm đối với những phụ nữ mang thai và các em nhỏ. (0.25đ) - Là nguyên nhân dẫn tới các tệ nạn xã hội khác ( trộm cướp, lừa lọc) (0.25đ) Giải pháp - Tuyên truyền để mọi người cùng hiểu tác hại của thuốc lá. Xử phạt người hút thuốc. (0.25đ) - Người nghiện thuốc phải quyết tâm cai thuốc vì sức khỏe của chính mình và của mọi người xung quanh. (0.25đ) Kết bài: (0.25đ) - Khẳng định tác hại của thuốc lá. - Không hút thuốc cũng là một hành vi của người có văn hóa. - Lời kêu gọi mọi người không hút thuốc là vì một xã hội văn minh, giàu đẹp. * Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 3: - Bài làm đạt được đầy đủ các yêu cầu về nội dung, lập luận chặt chẽ, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu và lỗi chính tả: Điểm 2 -2,5: - Bài làm đạt 2/3 yêu cầu về nội dung, lập luận khá chặt chẽ, mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, đặt câu, một vài lỗi chính tả: Điểm 1,5 - 2: - Bài làm đạt 1/2 yêu cầu về nội dung, lập luận một số ý thiếu chặt chẽ, mắc một số lỗi về dùng từ, diễn đạt, chính tả: Điểm 1: - Bài làm sơ sài, kĩ năng nghị luận còn hạn chế, mắc nhiều lỗi dùng từ diễn đạt và chính tả: Điểm dưới 1: - Bài làm xa đề hoặc chưa có kĩ năng nghị luận, mắc nhiều lỗi về dùng từ, đặt câu, diễn đạt và lỗi chính tả: Điểm 0: - Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. * Lưu ý: Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. Câu 3 (5,0 điểm). Yêu cầu: Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một đoạn thơ; kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Về nội dung kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau: * Giải thích: - Thép: Tinh thần "thép" vượt lên trên hoàn cảnh; sự tự do về mặt tinh thần, tinh thần lớn lao, cao cả; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. - Tình: vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt. * Chứng minh: h/s có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý sau: - Bài "Ngắm trăng": + Thép là cuộc vượt ngục về mặt tinh thần, lạc quan yêu đời. + Tình: yêu trăng, băn khoăn, bối rối không biết lấy gì để thưởng trăng, cho xứng với vẻ đẹp có trăng; trăng và thi nhân có cuộc giao cảm độc đáo... - Bài "Đi đường". + Thép: vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. + Tình: mãn nguyện với cảnh đẹp thiên nhiên mở ra khi lên đến đỉnh cao nhất. + Lớp nghĩa ẩn dụ bộc lộ chất thép: tin tưởng vào thắng lợi to lớn của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách... * Đánh giá: - Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác, có mối quan hệ độc đáo. Đó cũng là vẻ đẹp "chiến sĩ" và "thi sĩ" trong thơ Bác. ( Đan xen phân tích giá trị nghệ thuật của hai bài thơ ) * Tiêu chuẩn cho điểm: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá. - Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. * Lưu ý: Giáo viên chấm bài cần nghiên cứu kĩ biểu điểm để cho điểm khách quan, chính xác, trân trọng sự sáng tạo của học sinh. ----------------Hết-----------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2.doc