Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
Câu 1 (2 điểm).
Nêu và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)
Câu 2 ( 3 điểm).
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Trích “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ)
Em hãy nêu cảm nhận của mình về khổ thơ trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Ngữ văn 6 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2 điểm). Nêu và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. (Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân) Câu 2 ( 3 điểm). “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Trích “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) Em hãy nêu cảm nhận của mình về khổ thơ trên. Câu 3 ( 5 điểm). Dựa vào văn bản Vượt thác, em hãy đóng vai nhân vật dượng Hương Thư tả cảnh vượt thác đó. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh:Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Câu 1: (2 điểm) Học sinh nêu và chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: Đáp án Điểm + Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏđầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩmbiển Đông” 0.5 điểm + Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứnghửng hồng” 0.5 điểm - Giá trị nghệ thuật của các phép tu từ + Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. 1 điểm Câu 2 (3 điểm). : Bài làm cần * Hình thức trình bày: đoạn văn hoặc bài văn ngắn : 0.5 điểm * Nội dung: HS trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về khổ thơ Đáp án Điểm + Điệp ngữ "đêm nay Bác..." : nhấn mạnh việc Bác không ngủ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. 0.5 điểm + "lẽ thường tình" : lí giải việc Bác không ngủ là vì lo việc nước và thương bộ đội dân công chuyện thường tình trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Bác, vì Bác là vị lãnh tụ của dân tộc, là người Cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời của người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc 1.5 điểm - Khổ thơ đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu một chân lý giản đơn mà rất lớn lao đó là tình thương yêu của Bác Hồ với nhân dân ta nói chung, với anh bộ đội, dân công nói riêng là vô cùng lớn lao, cao cả. 0.5 điểm Câu 3( 5 điểm): Yêu cầu về kĩ năng: HS làm đúng kiểu bài văn miêu tả sáng tạo (tả cảnh thiên nhiên + tả người). Trình bày rõ ràng, mạch lạc. Văn viết giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ... trong quá trình miêu tả và thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Yêu cầu về kiến thức: HS bám sát văn bản “Vượt thác” để dựng lại một bức tranh về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và cảnh vượt thác qua cảm nhận của dượng Hương Thư với những ý cơ bản sau: Đáp án Điểm A. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm và cảm nghĩ ban đầu của nhân vật dượng Hương Thư. 0.5đ B. Thân bài: Bài làm cần miêu tả cảnh thiên nhiên và cuộc vượt thác qua lời kể của dượng Hương Thư: * Cảnh tranh thiên nhiên trước khi thuyền vượt thác. - Đoạn ở đồng bằng: Dòng sông êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn xa tít tận chân trời - Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ...... - Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. 0.5đ 0.5đ 0.5đ * Cảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: - Hành động, cử chỉ: cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, - Động tác: vững vàng, làm chủ thiên nhiên vượt qua thác co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt. Các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào. - Kết quả: vượt qua thác an toàn. 0.5đ 1.đ 0.5đ * Cảnh thiên nhiên sau khi thuyền vượt thác - Dòng sông nước chảy quanh co, hai bên núi cao sừng sững, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, đồng ruộng lại mở ra hiền hòa. 0.5đ C. Kết bài: - Cảm nghĩ của nhân vật. 0.5đ
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2.doc