Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

 

Câu 1 (2 điểm). 

Th«ng qua néi dung HiÖp ­íc H¸c-m¨ng (1883) vµ HiÖp ­íc Pa-t¬-nèt (1884)? Em h·y cho biÕt nhiÖm vô chñ yÕu cña c¸ch m¹ng n­íc ta lµ g×?                                   

Câu 2 (3 điểm).

Trình bày tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp.

Câu 3 (2 điểm).

Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Câu 4 (3 điểm).

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam?

doc 4 trang Huy Khiêm 20/11/2023 4580
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Bình Giang (Có đáp án)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Câu 1 (2 điểm). 
Th«ng qua néi dung HiÖp ­íc H¸c-m¨ng (1883) vµ HiÖp ­íc Pa-t¬-nèt (1884)? Em h·y cho biÕt nhiÖm vô chñ yÕu cña c¸ch m¹ng n­íc ta lµ g×? 
Câu 2 (3 điểm).
Trình bày tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
Câu 3 (2 điểm).
Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
Câu 4 (3 điểm).
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì? Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam?
–––––––– Hết ––––––––
Họ tên thí sinh:Số báo danh:
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2:
Phßng gD&§T b×nh giang
H­íng dÉn chÊm vµ BiÓu §iÓm m«n LÞch sö 9
n¨m häc 2013 - 2014
C©u 1 (2,0 ®iÓm):
*Nội dung Hiệp ước Hác- măng(1883) và Pa- tơ-nốt(1884)
1,25
-Khái quát: Ngày 18- 8-1883, thực dân Pháp nổ súng tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế. Triều đình Huế lo sợ, chủ động thương thuyết với Pháp. Nhân cơ hội này, thực dân Pháp buộc triều đình Huế kí Hiệp ước Hác-măng, ngày 25-8-1883 (Hiệp ước Quý Mùi) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, ngày 6-6-1884 (Hiệp ước Giáp Thân)...
0,25
- Nội dung Hiệp ước Hác-măng: 
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp...
+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì nhưng mọi việc đều phải thông qua khâm sứ Pháp... 
+ Pháp nắm toàn quyền nội vụ, trị an và ngoại giao...
- Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt: Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác- măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận, lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn...
0,25
0,25
0,25
0,25
*Nhiệm vụ chủ yếu lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta
0,75
- Các Hiệp ước triều Huế kí với thực dân Pháp đã dẫn đến hậu quả: Việt Nam từ một nước độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến... 
- Lịch sử đặt ra cho cách mạng nước ta lúc này 2 nhiệm vụ chủ yếu:
+ Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Vì về cơ bản, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng (giải quyết mâu thuẫn dân tộc)...
+ Chống phong kiến giải phóng giai cấp nông dân. Vì giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân, đế quốc (giải quyết mâu thuẫn giai cấp)... 
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (3 điểm).
Tổ chức bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. Vẽ sơ đồ và nêu nhận xét về tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp.
	*Tổ chức bộ máy: Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Việt Nam bị chia làm 3 xứ với 3 chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ là xứ nửa bảo hộ, Trung Kỳ theo chế độ bảo hộ, Nam Kỳ theo chế độ thuộc địa. Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện châu, xã. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.	 (0,5 đ)
*Sơ đồ: (1 đ)
Liên bang Đông Dương
(Toàn quyền Đông Dương)
Bắc Kỳ
(Thống sử)
Trung kỳ
(Khám sử)
Nam Kỳ
(Thống đốc)
Lào
(Khám sứ)
Bộ máy chính quyền cấp Kỳ (Pháp)
Bộ máy chính quyền cấp Tỉnh, Huyện (Pháp + Bản xứ)
Bộ máy chính quyền cấp Xã (Bản xứ)
Cam-pu-chia
(Khám sứ)
*Nhận xét: 
-Hệ thống chính quyền của Pháp rất chặt chẽ, từ trung ương đến địa phương đều do người Pháp nắm. Kết hợp giữa nhà nước thực dân với quan lại phong kiến.
Câu 3 (2 điểm).
- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo
0,25đ
- Được tổ chức tương đối chặt chẽ: lãnh đạo, chỉ huy, quân sĩ, trang bị
0,25đ
- Quy mô hoạt động rộng lớn trên khắp 4 tỉnH: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng BìnH
0,5đ
- Có lối đánh linh hoạt: phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện
0,25đ
- Thời gian tồn tại lâu dài (10 năm)
0,25đ
- Được đông đảo nhân dân ủng hộ
0,25đ
- Bước đầu có sự liên lạc với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
0,25đ
Câu 4 (3 điểm).
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp.
1.5
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa, tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ đã tích cực tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và phản động tay sai.
0,25
- Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, khiến cho mâu thuẫn với đế quốc - phong kiến ngày càng gay gắt hơn, nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
0,25
- Giai cấp tư sản ra đời, bị phân hóa thành hai bộ phận, trong đó tư sản mại bản cấu kết với đế quốc..., tư sản dân tộc do bị chèn ép nên có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
0,25
- Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống đế quốc và tay sai, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
0,25
- Giai cấp công nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đời sống ngày càng khổ cực nên tinh thần đấu tranh chống Pháp ngày càng cao.
0,25
 * Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và tay sai phát triển mạnh với những nội dung và hình thức phong phú hơn.
0,25
Giải thích tại sao giai cấp công nhân nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam
1.5
- Giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng mạnh ....
0.5
- Đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiến bộ
- Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột nặng nề..., nên có tinh thần cách mạng cao độ và triệt để
0.5
- Có quan hệ gắn bó với nông dân, dễ tạo thành khối liên minh công nông
- Được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc
0.5
- Với nhứng đặc điểm trên, giai cấp công nhân Việt Nam sớm được giác ngộ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh nhanh chóng vươn lên thành một lực lượng chính trị độc lập và trở thành lực lượng lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_lich_su_lop_9_nam_h.doc